Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liệu vụ khủng hoảng ngân hàng đầu tiên ở Mỹ là do Twitter điều khiển

Tốc độ sụp đổ quá nhanh của SVB đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi liệu mạng xã hội có đang mở ra những rủi ro hoàn toàn mới trong thế giới tài chính hay không.

Liên tục xuất hiện các bài đăng bày tỏ sự lo lắng về khoản lỗ của SVB trên Twitter được coi là chất xúc tác lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng nhanh chóng của nhà băng này. Ảnh: Eddie Lee.

Các cuộc trò chuyện trên Twitter góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) một cách nhanh chóng?

Đó là tiêu đề của một bài nghiên cứu mới nhất tới từ nhóm các nhà kinh tế khi họ phân tích dữ liệu từ Twitter và cổ phiếu ngân hàng. Nhóm các nhà kinh tế phát hiện ra rằng những lời tán gẫu trên mạng xã hội thực sự đã khuếch đại rủi ro liên quan tới cuộc sụp đổ một nhà băng lâu đời của Mỹ.

Được biết, khi lãi suất tăng và thị trường kinh tế khó khăn khiến nhiều khách hàng khởi nghiệp của SVB rút tiền gửi, nhà băng này buộc phải bán các khoản đầu tư với mức lỗ lớn để bù đắp nhu cầu.

Theo Reuters, thông tin về những khoản lỗ đó lan truyền nhanh chóng và những người gửi tiền tại nhà băng này bỗng trở nên hoảng sợ. Họ đã ngay lập tức rút 42 tỷ USD ra khỏi SVB chỉ trong 24 giờ.

Nhóm 5 nhà nghiên cứu, là những người có mối liên kết với các trường đại học ở Mỹ, Tây Ban Nha và Pháp đã phát hiện ra rằng các dòng tweet tiêu cực trong tháng 3 liên quan đến từ khoá SVB là nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá cổ phiếu của nhà băng này trên thị trường chứng khoán. Vì thực tế là hiện nay gần như mọi người đều sử dụng mạng xã hội này.

Được biết, động thái rút tiền khỏi nhà băng xảy ra khi khách hàng mất niềm tin vào tổ chức đó trong việc chăm sóc tốt tiền của họ. Khi càng nhiều người gửi rút tiền, khả năng trang trải của nhà băng đó càng giảm xuống, điều đó càng thúc đẩy nhiều khách hàng đổ xô đến và yêu cầu trả lại tiền hơn. Theo hiệu ứng domino, sự sụp đổ diễn ra ngay lập tức.

Tin đồn xung quanh khả năng thanh toán của một ngân hàng có thể tích tụ hàng tháng hoặc hàng năm trước khi dẫn đến tình trạng rút tiền. Và đối với SVB, nó chỉ diễn ra trong 2 ngày.

Sự sụp đổ của SVB là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử Mỹ. Vụ sụp đổ lớn nhất trước đó thuộc về Washington Mutual vào năm 2008, nhưng diễn ra trong vòng 8 tháng.

Các bài đăng bày tỏ sự lo lắng trên Twitter, cùng với khả năng truy cập kiểm chứng dễ dàng mà ngân hàng trực tuyến cung cấp cho khách hàng, được các nhà phân tích coi là chất xúc tác lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng nhanh chóng của SVB.

Trong thời đại truyền thông xã hội, việc kéo nỗi sợ hãi của người này sang người khác rất dễ. Đặc biệt đáng sợ hơn là tâm lý đó có thể được khuếch đại và lan truyền nhanh chóng khiến các nhân viên ngân hàng và cơ quan quản lý khó có thể phản ứng kịp.

Ngay sau vụ sụp đổ quá nhanh của SVB, hiện tượng này cũng lập tức giành được danh hiệu “vụ khủng hoảng ngân hàng đầu tiên do Twitter điều khiển”.

Nhiều người gửi tiền ở SVB cũng tham gia vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, có mạng lưới quan hệ chặt chẽ với những người khác trong ngành, đặc biệt là các nhà khởi nghiệp. Tất cả đều là những người rất tích cực tương tác trên Twitter. Điều đó đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo để đánh sập một hệ thống ngân hàng.

J. Anthony Cookson, Phó giáo sư tài chính tại Đại học Colorado ở Boulder, nói với New York Times: Về cơ bản, phương tiện truyền thông xã hội cho phép khách hàng của SVB giao tiếp với nhau cực kỳ nhanh chóng và cuộc thảo luận trực tuyến nhanh như chớp đó đã gây ra thiệt hại.

Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng các ngân hàng khác có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tương tự. Điều đó đặc biệt đáng lo ngại vì thông tin không chính xác có thể lan truyền trực tuyến một cách dễ dàng.

Mỹ cân nhắc cải cách bảo hiểm khi 3 ngân hàng phá sản từ đầu năm

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khi người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản lạc quan về tình hình kinh tế châu Á

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda ngày 2/5 nhận định rủi ro hiện tại của nền kinh tế châu Á thấp hơn so với những khu vực khác trên thế giới.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm