Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liệu lối sống ảo có đang đe dọa thế hệ trẻ Việt?

Lối sống ảo trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với nhiều trò lố khoe thân, khoe tiền, thất tình hay giả chết… hầu hết đã bị cộng đồng mạng lên án.

Sự hào nhoáng của “cuộc sống ngàn like” đã khiến không ít bạn trẻ sa đà vào một cuộc sống hào nhoáng không có thật của bản thân.

Lối sống mới xuất hiện song hành cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin

Cách đây vài năm, Yahoo! Blog đã từng công bố con số ấn tượng về người sử dụng lên tới hàng triệu tài khoản rồi ngậm ngùi đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn, vì người tiêu dùng quay lưng dần và chuyển sang một xu thế mới. Các chuyên gia thì gật gù phân tích, nói gì đi chăng nữa thì blog cũng chỉ là một dạng nhận ký online và hoàn toàn không có tính riêng tư. Tất cả mọi thông tin khai báo cũng như các hoạt động của người chủ tài khoản đều được công khai và bất cứ ai có thể truy cập, tìm hiểu thông tin dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào.

Những mạng xã hội phổ biến cách chỉ một cú click chuột.
Những mạng xã hội phổ biến cách chỉ một cú click chuột.

Sau thế hệ blog, các mạng xã hội Việt Nam bùng nổ như MySpace, Photobucket, Twitter, LinkedIn… nhưng hầu như không được chú ý bằng mạng xã hội Facebook. Người sử dụng internet Việt đón nhận tính năng của Facebook vì họ có thể khai báo, sử dụng, trao đổi, chia sẻ các thông tin, thông điệp một cách công khai, bán công khai hoặc hoàn toàn bí mật, họ có thể chủ động được trong việc muốn công khai thông tin của họ với bạn bè hoặc cộng đồng mạng. Đặc biệt hơn, khi Facebook đưa tính năng đồng cảm (sympathy) thì trong cộng đồng dấy lên phong trào “cuồng like”, bởi tâm lý của người sử dụng internet trước muôn vàn thông tin tiếp cận, họ thường không đọc kỹ các thông tin hiện lên trên tài khoản của mình nên chỉ cần ấn vào thứ mình thich thay vì vào trang cá nhân của người khác đã tạo ra một món ăn tinh thần gây nghiện mang tên “cuồng like”.

Thời điểm hiện tại là lúc xuất hiện hàng ngàn các dòng điện thoại thông minh, mạng không dây liên tục được cải tiến. Facebook là mạng xa hội duy nhất cho phép người dùng không cần công khai tin tức cho tất cả mọi người, Facebook đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng trong giờ hành chính (đối với nhân viên đi làm, đi học) hay cập nhập thường xuyên từng giờ, từng khắc (đối với học sinh, sinh viên, những bạn trẻ năng động, làm nghề tự do…) Một thống kế chính xác người Việt Nam thường dành 52 phút trung bình để truy cập trên mạng Facebook vào khung giờ từ 9-10 giờ; 14-15 giờ; 21-22 giờ là những thời điểm có nhiều người đăng hình ảnh, chia sẻ cảm xúc nhất.

Giới trẻ ngông cuồng với chiêu trò câu like ảo

Không thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội đã mang lại, nó giúp mọi người có thể kết nối, cập nhật thông tin, giữ liên lạc cùng bạn bè, người thân ở bất kể không gian, thời gian và địa lý nào. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đi đến bất kỳ nơi đâu, ta cũng có thể bắt gặp những bạn trẻ dán mắt vào điện thoại di động ở quán ăn, quán cà phê, nơi công cộng... Đối với bộ phận bạn trẻ này, những hoạt động trên mạng, từ nhất cử nhất động của thần tượng, cho đến cập nhật trạng thái của người bạn mới, mọi thứ gần như không chỉ là thói quen, mà đã trở thành một lối sống hiên hữu trong cuộc sống thường nhật của họ.

Giới trẻ ngày nay vốn năng động, đầy nhiệt huyết, trẻ trung và luôn tìm cách thể hiện cá tính của bản thân qua hình thức bên ngoài. Và với cơn lốc mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, việc chứng tỏ mình trên mạng cũng là một trong những thú vui tao nhã của một tầng lớp không nhỏ thế hệ trẻ ngày nay. Không ít bạn coi cuộc sống ảo với hàng ngàn lượt like, hàng triệu người follow chính là thước đo giá trị con người họ. Tất cả mọi cảm xúc, hoạt động, diễn biến tâm trạng, vui buồn, tức giận, phẫn nộ… đều được phơi bày một cách hiện hữu trên trang Facebook cá nhân của họ, bất chấp cả những rào cản về thuần phong mỹ tục.

Bạn trẻ dễ dấn thân vào lối sống ảo.
Bạn trẻ dễ dấn thân vào lối sống ảo.

Những ví dụ tiêu cực cho lối sống này không khó để tìm thấy trên Facebook, chỉ cần search một vài từ khóa nhỏ là bạn có thể “rửa mắt” với đầy đủ các “chủng” loại. Từ những bạn nữ mới dậy thì cho đến những bạn sinh viên hay nhân viên văn phòng có thể tạo dáng ở mọi tư thế với đa dạng những biểu cảm để chụp hình, cùng với những dòng tâm sự tâm trạng... Bên cạnh tấm hình khỏa thân táo bạo là những dòng trạng thái khoe khoang sự giàu có không đúng sự thật hay gần đây nhất là sự ảo tưởng của một bạn nữ sẵn sàng tung tin là mình bị tai nạn qua đời và kêu gọi một vài người bạn thân giúp đỡ để mình nhận được sự quan tâm của mọi người xung quanh.

Một bạn nữ sẵn sàng đăng ảnh khỏa thân để thể hiện mình.
Một bạn nữ sẵn sàng đăng ảnh khỏa thân để thể hiện mình.

Và đâu là điểm dừng?

Có thể thấy ngay tác hại trước mắt là một khi đã dấng thân vào lối sống ảo, bạn trẻ đã để mất đi những giá trị bản thân, giá trị đạo đức trong lúc tìm mọi cách để khẳng định mình. Về lâu dài, với vô số thời gian dành cho cuộc sống ảo, các bạn sẽ mất đi nhận thức về thực tại, không biết định hướng cho bản thân mình về tương lai và phí phạm quá nhiều thời gian của tuổi trẻ, cái tuổi mà con người ta năng nổ, hăng hái nhất.

Nhưng còn một mặt hại khác, một mặt hại vô hình mà tất cả chúng ta đều có thể vô tình bỏ qua. Đó là mặt hại về sức khỏe. Đi kèm với lối sống ảo là sự tiếp xúc thường xuyên với những công cụ như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Theo một số nghiên cứu, hàng triệu con vi khuẩn trên những dụng cụ này có thể sử dụng đôi bàn tay của chúng ta làm bước đệm để đi vào cơ thể và gây ra những căn bệnh và tàn phá cơ thể.

Huy JOo hài hước trong clip chỉ trích lối sống ảo.

Huy JOo hài hước trong clip chỉ trích lối sống ảo. 

Mới đây, trong chiến dịch Bao cao su dành cho điện thoại di động, nhãn hàng Dr.Clean đã kết hợp cùng Dj Tít và Huy JOo để thẳng thắn chỉ trích lối sống ảo cũng như vạch trần những nguy hại tàng hình mà lối sống này đem lại khi chúng ta luôn để tay mình tiếp xúc trực tiếp với hàng triệu con vi khuẩn trên điện thoại di động. Vậy nên khi thấu hiểu các tác động về tâm cũng như sinh lý của lối sống ảo, mỗi chúng ta hãy tự có những hành động cho bản thân mình để cùng nhau chống lại lối sống ảo tiêu cực này.

Xem thông tin về chiến dịch quảng cáo sáng tạo của Dr.Clean tại đây.

Dr.Clean

Tư liệu: Dr.Clean

Bạn có thể quan tâm