Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên tiếp 2 ca nhập viện với phổi đông đặc, nghi di chứng Covid-19

Kết quả kiểm tra cho thấy phổi của 2 bệnh nhân đều tồn tại nhiều ổ cặn xơ hóa, dịch dẫn đến tình trạng nguy kịch.

Các bác sĩ tại BVĐK Đức Giang phải mổ nội soi để xử lý áp xe phổi cho các bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), khoa Ngoại Tổng hợp vừa tiếp nhận và phẫu thuật bóc ổ cặn màng phổi cho liên tiếp 2 bệnh nhân cao tuổi bị đau tức ngực nghi do di chứng Covid-19.

Bệnh nhân đầu tiên là bà N.T.C., 67 tuổi, trú tại Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau nhức sườn phải, tức ngực, khó thở. Kết quả chụp X-quang cho thấy nhiều dịch màng phổi.

Bà được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp chọc hút màng phổi. Tuy nhiên, các triệu chứng không thuyên giảm. Các bác sĩ tiếp tục chụp CT phổi và nhận thấy trong phổi của bệnh nhân tồn tại nhiều ổ cặn xơ hóa khiến phổi đông đặc. Ê-kíp đã hội chẩn và chỉ định mổ hút ổ cặn màng phổi cho bệnh nhân.

kho tho di chung covid-19 anh 1

Phổi bệnh nhân xuất hiện nhiều dịch nhầy. Ảnh: BVCC.

Trường hợp thứ 2 là ông N.V.T., 63 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội. Trước đó, người đàn ông này đã xuất hiện tình trạng khó thở, đau tức ngực trái và tới điều trị tại một số cơ sở y tế nhưng không hiệu quả.

Đến khi tình trạng suy hô hấp, đau quặn bên ngực phải ngày càng gia tăng, bệnh nhân mới được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu.

Sau khi chụp CT màng phổi, các bác sĩ nhận thấy tình trạng đông đặc, viêm dính rất nhiều ở nhu mô phổi. Từ đây, ông được chuyển tới khoa Truyền nhiễm điều trị nội trú.

Sau một tuần, kết quả chụp CT ngực cho thấy phần phổi xẹp có phục hồi tương đối. Tuy nhiên, ổ áp xe chưa được dẫn lưu hoàn toàn, vẫn còn nhiều mủ đọng ở lá tạng. Đồng thời, sau giai đoạn viêm mủ, 2 màng phổi có những chỗ dày lên và dính lại với nhau, khiến chức năng hô hấp bị ảnh hưởng và tạo thành các khoang bên trong, việc dẫn lưu dịch và khí trong khoang màng phổi không còn hiệu quả.

Trong cả 2 trường hợp trên, ê-kíp phẫu thuật đã quyết định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để giải quyết triệt để áp xe phổi.

Sau phẫu thuật, 2 người bệnh đều tỉnh táo, tiếp tục điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn cần thời gian dài để hồi phục.

Qua khai thác tiền sử bệnh, 2 bệnh nhân đều từng mắc Covid-19 và cho biết trước khi có tình trạng đau tức ngực, cả hai đều không có biểu hiện bệnh, vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường. Riêng đối với bệnh nhân T., ông chia sẻ mình có thói quen hút thuốc hơn 30 năm nay.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Đau đầu nhưng uống thuốc không đỡ là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Dị dạng mạch máu não nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây vỡ mạch máu não, để lại di chứng tổn thương đáng tiếc, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những việc cần làm để tránh nguy cơ đột quỵ

Tuy có nhiều tiến bộ trong quá trình chẩn đoán nhờ các phương tiện thăm dò hiện đại kết hợp quá trình điều trị nội - ngoại khoa, di chứng đột quỵ vẫn còn khá nặng nề.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm