Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên Hợp Quốc xem xét áp lệnh trừng phạt mạnh hơn lên Triều Tiên

Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc hôm nay sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên, có thể cắt đi 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước này.

Ngày 4/8, Mỹ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự thảo nghị quyết mới nhằm áp đặt biện phát trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên, AFP dẫn lời một nhà ngoại giao của HĐBA cho hay. 

Hội đồng bỏ phiếu về dự thảo vào ngày 5/8, dự kiến cắt đi 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt mới bao gồm lệnh cấm xuất khẩu than đá, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì, cũng như hải sản.

Mỹ đang tiếp tục nỗ lực đàm phán về dự thảo trừng phạt mới với Trung Quốc, đối tác thương mại chính đồng thời là đồng minh lâu năm của Triều Tiên. Quá trình đàm phán bắt đầu từ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên hôm 4/7. 

Một nhà ngoại giao biết rõ quá trình đàm phán cho biết dự thảo trừng phạt sẽ ngăn Triều Tiên gửi lao động ra nước ngoài, cấm tất cả dự án liên doanh và đầu tư mới với các công ty liên doanh hiện nay. 

Nhà ngoại giao này cho rằng Trung Quốc và Nga đã sẵn sàng ủng hộ dự thảo mới. Nếu được thông qua, đây sẽ là lệnh trừng phạt thứ 7 của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên kể từ khi nước này thử hạt nhân lần đầu vào năm 2006.

"Chúng tôi rất tự tin rằng họ (Trung Quốc và Nga) sẽ ủng hộ nghị quyết này", nhà ngoại giao nói.

Lien Hop Quoc trung phat Trieu Tien anh 1
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley hối thúc các nước ủng hộ dự thảo nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Dự thảo nghị quyết trừng phạt sẽ đưa Ngân hàng Thương mại của Triều Tiên, nơi quản lý ngoại hối, vào danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc. Theo đó, toàn bộ tài sản của ngân hàng này sẽ bị phong tỏa.

Dự thảo cũng thắt chặt các hạn chế đối với việc mua bán công nghệ nhằm ngăn Bình Nhưỡng có được những mặt hàng có thể sử dụng cho chương trình quân sự. 

Nga trước đó từng cảnh báo nước này sẽ không ủng hộ những biện pháp trừng phạt làm cho tình trạng ở Triều Tiên tồi tệ thêm.

Nga và Trung Quốc nhấn mạnh rằng chỉ dùng các lệnh trừng phạt sẽ không thay đổi được hành xử của Triều Tiên, và cần phải đối thoại để giải quyết khủng hoảng. 

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, cho rằng các biện pháp cứng rắn hơn là cần thiết để thúc đẩy Bình Nhưỡng ngừng chương trình quân sự. 

Tên lửa đạn đạo Triều Tiên thử lúc nửa đêm Truyền hình nhà nước Triều Tiên vừa công bố đoạn video quay lại vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào đêm 28/7.

Triều Tiên phóng tên lửa, láng giềng lo nhưng có thể làm gì?

Lo lắng vì Triều Tiên đã cho thấy khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, song người dân ba nước láng giềng Nhật, Hàn, Trung cũng không biết làm gì hơn ngoài việc nhún vai.

Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo

Việt Nam bày tỏ quan ngại trước việc Triều Tiên tiếp tục tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 28/7, vi phạm nghiêm trọng nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm