Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên Hợp Quốc sẽ ra quyết định 'đau lòng' nếu Taliban không thỏa hiệp

Quan chức UNDP nói Liên Hợp Quốc chuẩn bị cho kịch bản rút khỏi Afghanistan vào tháng 5 nếu không thể thuyết phục Taliban cho phép phụ nữ địa phương làm việc cho cơ quan này.

Taliban cấm phụ nữ Afghanistan làm việc cho Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.

“Công bằng mà nói, hiện toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc phải lùi một bước và tái đánh giá khả năng hoạt động ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi không đàm phán, thương lượng về các nguyên tắc cơ bản và quyền con người”, quan chức Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner nói với AP.

Trong tháng này, Taliban tiếp tục áp đặt các hạn chế với nữ giới với tuyên bố cấm phụ nữ Afghanistan làm việc cho Liên Hợp Quốc.

Ông Steiner cho biết một số vấn đề kinh tế của Afghanistan bắt nguồn từ chính sách cấm hầu hết phụ nữ đi làm của Taliban. Những khó khăn về kinh tế đồng nghĩa nước này cần thêm hỗ trợ, nhưng Liên Hợp Quốc khẳng định quyền con người không phải là vấn đề có thể thương lượng, và cơ quan này quyết định giảm hoạt động vào tháng 5 nếu Taliban không nhượng bộ.

“Tôi nghĩ không còn cách diễn đạt nào khác ngoài chữ đau lòng. Tôi có thể hình dung nếu không có Liên Hợp Quốc hiện diện ở Afghanistan, hàng triệu cô bé, cậu bé, các bậc cha mẹ, nhiều người về cơ bản không đủ ăn”, ông Steiner nói thêm.

Một tia sáng mờ nhạt là việc Taliban cho phép phụ nữ làm việc trong những hoàn cảnh cụ thể về y tế, giáo dục và một số doanh nghiệp nhỏ.

“Thực tế, giới chức cho phép Liên Hợp Quốc triển khai một loạt hoạt động hỗ trợ phát triển khẩn cấp và nhân đạo quan trọng. Tuy nhiên, họ cũng liên tục thay đổi các cột mốc, ban hành sắc lệnh mới”, vị quan chức UNDP chia sẻ.

Người phát ngôn của Tổng thư ký António Guterres, ông Stéphane Dujarric, cho biết 3.300 người Afghanistan làm việc cho Liên Hợp Quốc - 2.700 nam giới và 600 phụ nữ - đã làm việc ở nhà và được trả lương kể từ ngày 12/4. 600 nhân viên quốc tế của Liên Hợp Quốc, trong đó có 200 phụ nữ, không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Taliban.

Ông Dujarric nói thêm Liên Hợp Quốc tiếp tục đấu tranh chống lại sắc lệnh này.

Hiện tại, không có quốc gia nào công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan. Ghế của Afghanistan tại Liên Hợp Quốc hiện do chính phủ cũ của Tổng thống Ashraf Ghani nắm giữ.

Afghanistan ngày nay

Mục Thế giới giới thiệu sách về Afghanistan với tựa đề "Afghanistan ngày nay" do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2018. Hiện nay, khi nhắc đến Afghanistan, nhiều người thường nghĩ đến vùng đất của chiến tranh, nghèo đói, ma túy và bất ổn. Vậy điều gì khiến Afghanistan mất đi vẻ đẹp và sự bình yên của đất nước một thời? Cuốn sách sẽ góp phần lý giải câu hỏi này.

Taliban cấm phụ nữ Afghanistan tới nhà hàng có không gian xanh

Các quan chức tại Afghanistan cho biết lệnh cấm được đưa ra để tránh nam nữ tiếp xúc, cũng như để ngăn chặn tình trạng một số người phụ nữ không đội hijab.

Nơi phụ nữ bị đày đọa khủng khiếp nhất

Liên Hợp Quốc ngày 8/3 cho biết từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền, Afghanistan đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất với phụ nữ, cướp đi nhiều quyền căn bản của những người này.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm