Theo báo cáo được cập nhật trên trang web của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khả năng hiện tượng El Nino phát triển vào cuối năm nay đang tăng lên. Điều này sẽ tác động tới các kiểu thời tiết và khí hậu ở nhiều khu vực trên thế giới.
“Chúng ta vừa trải qua 8 năm nóng nhất lịch sử, dù trong đó có 3 năm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina. (Hiện tượng) này đóng vai trò như một cú hãm tạm thời đối với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”, Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas, cho biết.
Ông nhấn mạnh sự phát triển của El Nino rất có thể sẽ dẫn đến một đợt nóng lên toàn cầu mới và tăng khả năng phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ.
“Thế giới nên chuẩn bị cho sự phát triển của El Nino - hiện tượng thường liên quan đến nhiệt độ tăng cao hay hạn hán. Nó có thể mang lại thời gian nghỉ ngơi sau hạn hán ở vùng Sừng châu Phi và các tác động khác do La Nina, nhưng cũng có thể gây ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt hơn”, ông nói.
“Điều này nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần cảnh báo sớm để giúp mọi người giữ an toàn”, ông Taalas nói thêm.
WMO ước tính có 60% khả năng hiện tượng El Nino sẽ phát triển vào cuối tháng 7 và 80% khả năng phát triển vào cuối tháng 9.
Khi El Nino xảy ra, bề mặt Thái Bình Dương trở nên ấm áp hơn bình thường, đặc biệt là ở đường xích đạo và dọc theo bờ biển Nam Mỹ và Trung Mỹ. Các đại dương ấm lên tạo ra hệ thống áp suất thấp trong khí quyển, từ đó gây ra nhiều trận mưa cho các bờ biển phía tây của châu Mỹ.
Hiện tượng này xảy ra lần cuối vào năm 2018 đến 2019. Kể từ năm 2020, thế giới trải qua hiện tượng La Nina - hiện tượng làm mát ngược với El Nino và kết thúc sau 3 năm. Vùng nhiệt đới Thái Bình Dương đang ở trạng thái trung tính với ENSO (không phải El Nino hay La Nina), theo AFP.
Báo cáo của WMO cũng cho biết năm 2016 là năm nóng nhất được ghi nhận do “sự kiện kép” gồm hiện tượng El Nino và sự nóng lên do khí nhà kính.
Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc
Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử vì El Nino trở lại
Các nhà khoa học khí hậu cho biết nhiệt độ trung bình trên thế giới có thể đạt mức kỷ lục vào năm 2023 hoặc 2024 do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.
Châu Á oằn mình trong tháng tư nóng nhất nhưng đó mới chỉ là khởi đầu
Chuyên gia cho biết đợt nắng nóng phá vỡ nhiều kỷ lục nhiệt độ ở châu Á trong tháng 4 là dấu hiệu cảnh báo sớm về viễn cảnh tồi tệ hơn “nếu các nước không hành động”.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trải qua tháng tư nóng chưa từng thấy
Nhà chức trách hôm 28/4 cho biết Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trong tháng 4, khi cả hai quốc gia trải qua đợt nắng nóng sớm bất thường.