Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên Hợp Quốc cân nhắc xây kênh đào 'Suez 2'

Các quan chức Liên Hợp Quốc đang xem xét việc xây dựng một kênh đào mới ở biên giới Ai Cập - Israel sau sự cố gây thiệt hại hàng trăm triệu USD ở kênh đào Suez.

Theo Guardian, việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn đã thúc đẩy việc tìm giải pháp thay thế cho hành lang vận chuyển quan trọng nhất thế giới.

Trước đó, Liên Hợp Quốc ủy quyền cho công ty đào hầm quốc tế OFP Lariol nghiên cứu tính khả thi của dự án “Suez 2”. Theo công ty này, con kênh mới có thể được nạo vét trong vòng 5 năm.

Kênh “Suez 2” sẽ chạy thẳng từ vịnh Aqaba trên biển Đỏ sang Địa Trung Hải.

kenh dao Suez 2 anh 1

Cờ Ai Cập và Israel tại khu vực biên giới hai nước ở biển Đỏ. Ảnh: AFP.

“Công nghệ đã phát triển đáng kể từ khi chúng ta đào con kênh đầu tiên vào những năm 1850”, tác giả của nghiên cứu, Iver Shovel, cho biết.

“Dự án này có một vấn đề là nếu chúng ta dẫn nước vào con kênh mới, mực nước ở Địa Trung Hải có thể giảm nhẹ. Điều này có thể làm các bãi biển trở nên rộng hơn và dài hơn”, ông Shovel nói thêm.

Kế hoạch này đang được Ủy ban về Các tuyến đường thương mại nối Các nền kinh tế của Liên Hợp Quốc giám sát.

Một số nguồn tin cho biết Anh sẵn sàng dẫn đầu trong bất kỳ dự án nào có thể giúp “nâng cấp khu vực”.

Việc kênh đào Suez tắc nghẽn ước tính gây thiệt hại hàng trăm triệu USD. Sự cố này cũng đe dọa chuỗi cung ứng quan trọng từ châu Á của châu Âu. Mọi mặt hàng, từ giấy vệ sinh, iPhone, thực phẩm và đồ bảo hộ đều được vận chuyển qua kênh đào này.

Liên Hợp Quốc cũng đang xem xét việc tái tạo một tuyến đường thủy thời cổ đại nối sông Nile và biển Đỏ.

“Đó là một ý tưởng thú vị”, Mo Sez, chuyên gia khu vực trong lĩnh vực quản lý nguồn nước, cho biết.

Mặc dù các kỹ sư hàng hải cảnh báo “Suez 2” sẽ không thể chứa được những “siêu tàu” mang 20.000 container như Ever Given, dự án này vẫn được xem là một phương án khả thi.

Hai biến cố 'thiên nga đen' khiến cả thế giới sực tỉnh

Từ một loại virus chỉ có thể nhìn thấy qua thấu kính hiển vi cho đến một siêu tàu mắc kẹt trên kênh đào Suez đang cho thấy “sự mong manh” của hệ thống thương mại toàn cầu.

Ai hưởng lợi từ vụ tắc nghẽn kênh đào Suez?

Tình trạng bất ổn thương mại toàn cầu có thể đẩy giá cước vận chuyển lên cao, giúp các chủ tàu bỏ túi số tiền lớn. Trong khi đó, chủ hàng và khách thuê tàu phải gánh thêm chi phí.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm