Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lên đời' cho xe tăng oai hùng T54/55 Việt Nam

Xe tăng T54/55 hiện vẫn giữ vai trò chủ chốt trong binh chủng tăng - thiết giáp của quân đội Việt Nam. Nhiều phương án cải tiến những chiếc xe tăng một thời lẫy lừng này để phù hợp với điều kiện chiến trường mới đã được vạch sẵn.

'Lên đời' cho xe tăng oai hùng T54/55 Việt Nam

Xe tăng T54/55 hiện vẫn giữ vai trò chủ chốt trong binh chủng tăng - thiết giáp của quân đội Việt Nam. Nhiều phương án cải tiến những chiếc xe tăng một thời lẫy lừng này để phù hợp với điều kiện chiến trường mới đã được vạch sẵn.

Trong giai đoạn phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng, nhiệm vụ đặt ra là nâng cao khả năng tác chiến của vũ khí trang bị, đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại với chi phí thấp nhất. Nâng cấp xe tăng T54 A, B, T55 là giải pháp tương đối rẻ và hiệu quả để tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp trên chiến trường.

Phương án nâng cấp xe tăng T-55

Т-54 - xe tăng Xô Viết hạng trung - được đưa vào biên chế trong quân đội Liên bang Xô Viết từ năm 1946. Là loại xe được sản xuất dây chuyền, xe luôn luôn được nâng cấp và cải tiến ngay từ năm 1947. Từ năm 1958, xe tăng được nâng cấp và mang tên hiệu là xe tăng T-55, có khả năng tham gia tác chiến trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Vào những năm 1962-1967, trên cơ sở thân xe T-62, quân đội Liên Xô thiết kế xe tăng T-62. Nhưng xe tăng T-55 tiếp tục được nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng đến tận năm 1979. Đồng thời hàng loạt các nước khác cũng tự sản xuất xe tăng T-54/T55, hoặc nâng cấp xe và tăng cường những thiết bị hiện đại và phù hợp với điều kiện mội trường. Tổng số xe tăng T54/T55 sản xuất ở tất cả các nước đã lên đến con số 100.000 chiếc. Đây là một trong những loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử xe tăng, thiết giáp.

Binh chủng tăng - thiết giáp của quân đội Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng một số lượng lớn xe tăng T54/55. Đây là thế hệ xe tăng đã chứng minh tính hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tính năng kỹ chiến thuật, trọng lượng, thiết kế khá phù hợp với địa hình nhiều rừng núi, đường xá nhỏ hẹp hoặc đồng ruộng lầy lội như ở Việt Nam. Đã có thông tin về việc Israel giúp Việt Nam nâng cấp, cải tiến tăng T54/55 về sức mạnh hỏa lực, thiết bị điện tử, giáp bảo vệ... phù hợp với điều kiện chiến trường mới. Ngoài ra còn nhiều phương án khác để "lên đời" dòng xe tăng oai hùng một thời này.

  Hai mẫu tăng T54/55 Việt Nam sau khi đã được nâng cấp, cải tiến.
Xe tăng T54/55 của quân đội nhân dân Việt Nam trong ngày chiến thắng 30/4/1975.

Rất nhiều nước, trong biên chế vũ khí trang bị, còn sử dụng xe tăng T54A, B/55, tiến hành nâng cấp xe, cải tiến và đổi mới, để xe tăng T54/55 đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại ngày nay...

Câu hỏi đặt ra là tại sao không thanh lý và đưa cả xe vào sắt vụn, chế tạo xe tăng mới, đáp ứng yêu cầu công nghệ và chiến tranh hiện đại ngày nay. Có thể, 15-20 năm trước, các quốc gia sẽ làm như vậy, nhưng hiện nay, đó là một sự xa xỉ và lãng phí vô cùng lớn. Vấn đề ở chỗ, toàn bộ khối lượng của xe tăng là ở giáp thép thân xe, và giáp thép thân xe được chế tạo từ thép tổng hợp, bao gồm rất nhiều những nguyên vật liệu và phụ gia vô cùng quý hiếm. Khi nấu lại vỏ thép xe tăng, chúng ta chỉ thu được trong trường hợp tốt nhất là thép thông thường.

Còn nếu với công nghệ thấp hơn, chúng ta sẽ thu được gang. Sau đó, nhà sản xuất sẽ phải chế tạo lại thép hợp kim - giáp xe tăng những với giá thành chế tạo hiện nay, với giá thành của điện năng và các chất phụ gia.

Đồng thời, việc chế tạo ra xe tăng hoàn toàn mới, với vỏ giáp thép hoàn toàn mới là chuyện lãng phí nghiêm trọng. Vì các loại vũ khí trang thiết bị hiện đại trong chiến tranh hiện đại có khả năng xuyên phá bất cứ một loại vỏ giáp nào, và khối lượng xe tăng không thể tăng tới vô hạn, các chuyên gia thiết kế xe tăng chuyển sang hướng thiết kế các tấm chắn, các bộ vỏ giáp nổ chủ động, các thiết bị điện tử, quang laser và hệ thống đánh chặn tương tự Arena. Việc có một lớp giáp không thể xuyên phá được hiện nay là không tưởng, sức mạnh chiến đấu của xe tăng sẽ là các thiết bị phòng thủ hiện đại như giáp kích nổ chủ động, lá chắn chủ động, giáp thép bổ sung và các thiết bị đánh chặn khác.

Xe tăng nâng cấp TR-85M1 Bizonul, Rumania

Nhìn thoáng qua lúc ban đầu, xe tăng trên ảnh cho cảm giác đấy là xe tăng được thiết kế hoàn toàn mới. Tên gọi, hình dáng phía bên ngoài hoàn toàn khác so với các xe kiểu cũ. Nhưng đó chỉ là cải tiến và nâng cấp rất cao đối với model T54/55.

Dự án được bắt đầu vào năm 1995. Theo dự án đã tiến hành nâng cấp đến 300 xe tăng. Những thay thế và nâng cấp đã khiến xe tăng có rất nhiều điểm khác so với xe tăng T55 tiêu chuẩn Xô Viết.

Trên xe được sử dụng động cơ hoàn toàn mới, động cơ diezen 8VS-A2T2, công suất 860 sức ngựa. Với động cơ mới này, xe tăng có thể phát huy tốc độ đến 60 km/h. Chính động cơ này đã được lắp trên xe tăng Leopard 1. Xe có hệ thống giá treo để chịu khả năng tăng tải trọng của xe. Khi thay thế và nâng cấp thiết bị, xe nặng đến 54 tấn.

Pháo tăng vẫn được giữ nguyên là pháo tăng Xô Viết, nhưng được lắp hệ thống ổn định trên tất cả các tầm hướng. Nòng pháo được bọc áo giảm phát nhiệt. Xe được lắp thiết bị phát hiện và cảnh báo chiếu xạ laser, hệ thống bắn đạn khói mù. Tháp pháo trên ảnh có được những thay đổi quan trọng, lúc đầu tiên trên tháp pháo định lắp pháo nòng trơn 120 mm. Do cấu trúc phải thay đổi nhiều, nên pháo vẫn giữ nguyên là pháo 100mm Xô Viết. Cơ số đạn biên chế là 41 viên đạn, nạp đạn bằng tay. Các thiết bị điện tử, quang học được lắp đặt hoàn toàn mới như kính trưởng xe, kím ngắm quang học ngày đêm của pháo thủ. Thiết bị do công ty Matra của Pháp cung cấp. Súng máy song song 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm.

Đồng thời, dự án đổi mới xe tăng T55 được coi là dự án quốc tế hóa, do có nhiều công ty châu Âu tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là công ty Matra của Pháp. Trong hệ thống các thiết bị bảo vệ, xe được lắp hệ thống giáp phản ứng nổ chủ động. Diện tích phủ giáp không lớn, nhưng có thể đáp ứng được yêu cầu chiến trường.

Giá thành của xe cũng không đắt lắm. Để nâng cấp như vậy, người Rumania phải trả cho mỗi xe là 1 triệu USD, bằng khoảng 10% giá trị sản xuất xe mới với tính năng tương đương. Và xe có thể phục vụ thêm từ 10 đến 15 năm nữa.

Model nâng cấp xe tăng T-55 của Slovenia

 

Slovenia đã triển khai nâng cấp gần như hoàn toàn các xe tăng đã phục vụ trong lực lượng quân đội Nam Tư T54/55. Dự án nâng cấp được triển khải bởi công ty STORAVNE của Slovania và công ty Elbit của Ixraen, dự án đã nâng cấp được 30 xe. Chiếc xe nâng cấp cuối cùng được đưa vào biên chế của quân đội là vào năm 1999.

Trong quá trình nâng cấp xe tăng T55 đã có những thay đổi như sau: Lắp pháo tăng mới 105 mm với lớp áo bọc cách nhiệt, trên xe tăng lắp hệ thống giáp phản ứng nổ chủ động, hệ thống điều khiển hỏa lực được nâng cấp bằng việc lắp hệ thống máy tính đường đạn, ổn định tầm và hướng, lắp đặt kính ngắm Fotona SGS-55 với hệ thống đo xa laser, đồng thời lắp kính chỉ huy Rotona COMTOS -55 với hệ thống ổn định độc lập tầm nhìnm, cho phép trưởng xe có thể quan sát, xác định mục tiêu và thậm chí ngắm bắn hoàn toàn không phụ thuộc và pháo thủ 1. Thiết bị dò tìm và cảnh bảo sớm chiếu xạ laser LIRD 91A kết nối với hệ thống phóng lựu đạn khói IS-6. Hệ thống thiết bị này có thể tự động phóng đạn khói trong trường hợp khẩn cấp và kíp xe không kịp phản ứng.

Động cơ diezen V-12 làm tăng công suất từ 520 mã lực lên đến 600 mã lực. Trong giai đoạn hiện nay, đang nghiên cứu phương án lắp động cơ của Liên bang Đức, công suất lên đến 850 mã lực.

Hệ thống chuyển động đã xuất hiện các tấm chắn đạn nổ lõm bằng cao su tổng hợp. Đồng thời ống lắp chốt xích được bọc cao su chống mòn. Phía sau tháp pháo có thùng có thể sử dụng để làm mát buồng lái đồng thời có máy phát điện nhỏ phục vụ thân xe.

Xe tăng Jaguar

Nhìn chiếc xe này, không ai có thể nghi ngờ đó là xe phát triển độc lập, ít người biết rằng, đó là sự nâng cấp của xe T54/55. Nó rất đẹp so với nguyên bản.

Dự án được tiến hành bởi 2 công ty của Mỹ là Textron Marine và Land Systems. Nhà thầu thiết kế chính là công ty Cadillac Gage Textron. Dự án này nghiên cứu phương án nâng cấp xe tăng T54/55 và xe tăng T-59 của Trung Quốc. Cũng như liên bang Xô Viết, người Trung Quốc đã kịp thời phát triển dòng xe này ở nhiều nơi trên thế giới. Dự án này đã được thông báo từ năm 1997, nhưng đến tận ngày nay vẫn chưa có nước nào đặt hàng. Chỉ có 2 xe được nâng cấp. Có lẽ, vì giá thành nâng cấp quá cao, khoảng 2,8 triệu USD cho một xe.

Vậy với phương án này, dự án đã thay đổi những gì? Từ xe tăng nguyên bản Т-55.

Thứ nhất: xe tăng được thay động cơ, thân xe được lắp động cơ của hãng Detroit Diesel công suất 750 mã lực. Với động cơ này, xe tăng có thể tăng tốc đến 55 km/h. Trên xe tăng, bộ truyền động lực được lắp đặt hộp số của công ty Allison Transmission, công ty thành viên của tập đoàn General Motor. Hộp số và ly hợp hoàn toàn tự động. Trên thân xe dự kiến lắp bộ giá treo. Loại rẻ hơn, đó là bộ giá treo thông thường sử dụng trục xoắn, bộ giá treo có giá thành cao hơn là bộ giá treo thân xe thủy lực của hãng Calillac Gage Textron.

Vũ khí trên tăng dự kiến lắp loại pháo 105 mm NATO. Súng máy song song và súng máy phòng không không thay đổi. Hệ thống điều khiển hỏa lực không có thay đổi gì đáng kể, ngoại trừ các thiết bị được nâng cấp và hệ thống điện tử hiện đại hơn. Súng được ổn định trên tất cả tầm hướng, có thể lắp thêm thiết bị đo xa laser.

Khối lượng của xe nằm trong khoảng 42 đến 46 tấn phụ thuộc vào hệ thống trang bị lắp bổ sung. Xe được lắp theo tiêu chuẩn của ô tô, nhưng có vẻ như không mang lại hiệu quả cao trong chiến đấu.

Xe tăng Т-55АGМ, Ukraine

Những nhà sản xuất Kharcov đã giới thiệu một loạt những giải pháp nâng cấp xe tăng T55, đáp ứng nhu cầu và tiềm lực kinh tế của từng khách hàng.

Xe tăng được nâng cấp triệt để, đó là xe được lắp pháo 125mm KBM hoặc 120mm KBM2 (nâng cấp của pháo KBM1 sử dụng đạn của khối quân sự NATO. Pháo có thể bắn các loại đạn thông thường, nhưng cũng có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo, cho phép có thể tiêu diệt các mục tiêu tăng thiết giáp hiện đại đến 5000 m.

Trên xe tăng, ở phần sau của tháp pháo, trong phần giáp thép lặp bộ phận nạp đạn tự động. Điều đó làm cho kíp lái xe tăng giảm xuống còn 3 người. Đồng thời hệ thống nạp đạn tự động cho phép tăng tốc độ bắn lên đến 8 phát/phút. Súng máy trên tăng giữ nguyên tiêu chuẩn cũ (súng máy song song PKT 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm. Tùy theo yêu cầu đặt hàng có thể lắp súng máy của Liên bang Xô Viết hoặc súng máy của khối quân sự NATO.

Trên xe T55AGM được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, cho phép tiến hành xạ kích của pháo thủ 1 và trưởng xe theo các mục tiêu cố định và mục tiêu di động với xác suất rất cao đánh trúng từ viên đạn đầu tiên.

Hệ thống bao gồm kính ngắm ban ngày của pháo thủ 1 1K14, kính ngắm quang ảnh nhiệt PTT-M với camera quang ảnh nhiệt MATIS của hãng SAGEM. Thiết bị quan sát, kính ngắm của trưởng xe PHK – 4S, kính ngắm phòng không PZU-7, hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không 1ES29M, máy tính quỹ đạo đường đạn LIO-B, với cảm biến đầu vào, hệ thống ổn định đa tầm đa hướng 2E42 và các thiết bị hiện đại khác. Thiết bị kính ngắm ban ngày 1K14 có hệ thống ổn định tầm và hướng theo đường thẳng ngắm bắn mục tiêu, thiết bị đo xa laser và kênh điều khiển tên lửa chống tăng. Trường nhìn kính ngắm được phóng đại 10x. Trong thiết bị có sử dụng hệ thống con quay hồi chuyển cung cấp thông tin đầu ra.

Thiết bị đo xa laser cho phép đảm bảo đo mục tiêu đến 9.990 m và độ chính xác lên đến 10 m. Khoảng cách đo xa được chiếu sáng đồng thời với tín hiệu sẵn sàng khai hỏa và và loại đạn sử dụng sẽ được hiển thị ở phía dưới trong trường nhìn kính ngắm của pháo thủ số 1.

Thiết bị ảnh nhiệt PTT-M bao gồm bộ phận quang điện tử của pháo thủ, mìn hình và bảng điều khiển của chỉ huy để phát hiện mục tiêu và xạ kích (trưởng xe theo cơ chế điều khiển hỏa lực kép). Thiết bị ảnh nhiệt PTT-M hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết trên khoảng cách bắn xa và độ chính xác rất cao. Đây là điểm mạnh nhất của xe tăng T-55 nâng cấp so với các xe khác trong điều kiện trời tối. Thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt cũng cho phép bỏ qua những vật cản tự nhiên khác trong quan sát, như khói, bụi trên chiến trường.

Thiết bị ngắm – quan sát mục tiêu PNK-4S là thiết bị tích hợp kính ngắm ngày đêm của trưởng xe ТКN-4S và cảm biến vị trí của pháo tăng. Kính ngắm - quan sát ТКN-4S có hệ thống ổn định tầm nhìn và 3 kênh: kênh quan sát ban ngày 1x, kênh quan sát ban ngày khuếch đại đa tần 7,6x và kênh nhìn đêm khuếch đại đa tần 5,8x.

Kính ngắm phòng không cho phép trưởng xe có thể tấn công các mục tiêu trên không bằng súng máy phòng không mà vẫn ngồi trong tháp pháo.

Máy tính đường đạn LIO-V thực hiện tự động các phép toán tính toán quỹ đạo đường đạn dựa trên những thông số tiếp nhận từ những cảm biến:

1. Tốc độ của xe tăng.

2. Tốc độ góc của mục tiêu.

3. Góc quay của trục ngang nòng pháo.

4. Tốc độ gió ngang.

5. Khoảng cách đến mục tiêu.

6. Góc của pháo so với hướng của thân xe.

Các thông số bổ xung của pháo thủ là: nhiệt độ môi trường, nhiệt độ đạn, sự mài mòn của nòng súng, áp suất của không khí...

Trong trường hợp mất điện, pháo thủ có thể quay tháp pháo bằng tay quay cơ khí.

Đặc biệt của xe tăng là khả năng phóng đạn tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng pháo, tên lửa được dẫn bán chủ động bằng laser, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5000 m với độ chính xác lên đến 0,8. Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu máy bay trực thăng đang bay treo chiến trường, không thể bắn hạ được bằng vũ khí thông thường do tầm bắn quá xa..

Tên lửa có thể được bắn khi xe đang chuyển động và bắn theo mục tiêu di động. Tên lửa có đầu nổ lõm kép tandem, cho phép tấn công các mục tiêu tăng thiết giáp được mặc giáp phản ứng nổ, hoặc giáp hiện đại nhiều lớp, có khả năng chống lại đạn liều nổ lõm.

Bắn súng máy song song có thể tiến hành từ vị trí của pháo thủ số 1 hoặc từ trưởng xe theo các mục tiêu được xác định như nhà cửa, ụ súng.

Đối với động cơ của xe, dự kiến sẽ thay thế bằng động cơ 5TDFM công suất 850 mã lực. Buồng đông cơ được thực hiện theo kiểu module, được hàn vào đuôi xe thay cho bộ phận được cắt ra khỏi phần thân xe bằng phương pháp cắt hàn. Đông cơ nói trên là động cơ hai kỳ đa nhiên liệu diesel với ống bơm không khí thẳng vào buồng đốt, lành lạnh bằng chất lỏng, hệ thống xi lanh nằm ngang và pittong đấu đầu nhau.

Đông cơ hoạt động với các loại nhiên liệu như: diesel, xăng, dầu hỏa, dầu cho động cơ phản lực và các loại nhiên liệu khác.

Công suất của động cơ được xuất ra từ 2 đầu trục khuỷu. Khóa giữ động cơ được thực hiện bởi hai 2 ống hình trụ chịu lực (thanh giằng) van đồng trục truyền công suất và các chân đế của động cơ, các bệ tỳ ở phía trước, phần dưới của động cơ. Phương pháp khóa giữ định vị động cơ cho phép không cần phải cân chỉnh động cơ khi lắp với bộ phận ly hợp và hộp số, khác hẳn so với động cơ V2 nguyên thủy.

Điểm đặc biệt của động cơ 5TDFM là hệ thống bơm làm mát, hệ thống làm sạch không khí khi nén và đẩy vào động cơ, hệ thống hút không khi cho phép xe có thể vượt qua được chướng ngại đầm, sông, hồ có độ sâu đến 1,8 m và đảm bảo buồng động lực được chống thấm tuyệt đối.

Hệ thống làm mát động cơ là chất lỏng (nước) khép kín, làm lạnh cưỡng bức và được bơm bằng công suất lớn. hệ thống làm việc bằng khí phụt ra từ động cơ. Việc không sử dụng quạt gió và bộ phận tản nhiệt, ống dẫn chất lỏng đảm bảo độ an toàn và tin cậy rất cao, có khả năng tự điều chỉnh. Cho phép xe tăng có thể hoạt động với nhiệt độ môi trường cao. Hệ thống lọc khí xoáy với nhiều lớp casset cho phép làm sạch không khí khỏi bụi đất đến 99,8%.

Sau khi nâng cấp, xe tăng T55 có được những thông số kỹ thuật hiện đại như sau:

1. Tốc độ trung bình của xe trên đường đất tăng lên 22%;

2. Cho phép hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường lên đến +55oC;

3. Đảm bảo khai thác sử dụng xe tăng trong điều kiện bụi đất đến thời điểm bảo dưỡng là 35 giờ máy, tương đương với 1000 km ;

4. Xe có khả năng vượt nước ngập không cần chuẩn bị đến 1,8 m.

Nhưng thông số kỹ chiến thuật về tính cơ động của xe tăng và khả năng điều khiển xe linh hoạt của T55AGM so với xe T55 là:

Tốc độ xe chạy trên đường nhựa, đường bê tông là 65 km/h thay vì 50 km/h (tăng 30% )

2. Hộp số 5 số, số lùi cho phép xe chạy với vận tốc hơn 30 km/h thay vì 6 km/h (tăng 5 lần)

3. Khác với xe tăng T-55, chỉ cho xe quay xung quanh một băng xích bị hãm. Hệ thống điều khiển của xe T-55AGM cho phép xe không chỉ quay quanh bánh xích bị hãm, mà còn có thể quay quanh trục của thân xe, phụ thuộc vào góc bẻ lái của hệ thống cần điều khiển.

Hệ thống giáp bảo vệ của xe tăng T-55AGM (KDZ) được lắp đặt để tăng cường khả năng chịu đựng của vỏ thép xe tăng trước các loại đạn xuyên giáp nổ lõm và đạn động năng xuyên giáp dưới cỡ nòng, nhưng với yêu cầu là tăng với mức độ tối thiểu khối lượng của xe. KDZ bao gồm có hệ thống bảo vệ thụ động và giáp phản ứng nổ (VDZ).

Mũi thân xe được đặt giáp module. Bên sườn xe được đặt các tấm lá chắn cường lực và tấm chắn vải cao su. Xung quanh tháp pháp được lắp đặt các tấm giáp module từng vùng tháp pháo. Đồng thời đặt các module dạng hộp kín lên trên bề mặt tháp pháo. Bên trong của mỗi module khu vực giáp có chứa các thành phần phản ứng nổ thế hệ mới (Noz).

Nguyên lý bảo vệ của hệ thống khi gặp sự tác động của hiệu ứng đạn lõm và đạn xuyên dưới cỡ. Các thành phần của VDZ sẽ tác động với các đầu đạn bằng vỏ giáp, thuốc nổ nằm trong các module, phá hủy, bẻ gẫy hoặc làm trệch hướng xuyên phá của luồng plasma xuyên thép của đạn..

Nguyên lý bảo vệ của VDZ đối với đạn xuyên dưới cỡ được xây dựng trên cơ sở phá hủy bẻ gẫy form của đầu đạn, làm trệch hướng xuyên của đạn bằng tác động của các thành phần của VDZ và thuốc nổ, nằm trong hộp EDZ ( phản ứng nổ) phát nổ nhờ động năng của đầu đạn. Sử dụng VDZ cho phép tăng khả năng bảo vệ của xe tăng T55AGM:

1- Khả năng bảo vệ khỏi đạn hiệu ứng nổ lõm — 2,3...2,6 lần;

2- Khả năng bảo vệ với đạn xuyên giáp dưới cỡ — 3,5...4,3 lần.

Các thành phần thuốc nổ trong giáp phản ứng nổ không phát nổ khi bị tác động của các loại đạn bắn thẳng cỡ nòng 7,62mm, 12,7mm và đạn pháo 30mm. Đồng thời cũng không phát nổ và bị hủy hoại bởi napal hoặc các tác động của các vụ nổ thuốc nổ, đạn pháo nổ phá mảnh.

Để tăng cường khả năng bảo vệ của xe tăng T-55 AGM trên xe tăng còn được sử dụng hệ thống dựng màn khói azot (SPAZ). Hệ thống dựng màn khói dùng để chế áp các loại tên lửa chống tăng sử dụng hệ thống điều khiển bằng laser hoặc các tên lửa có đầu dẫn bán chủ động laser, hoặc các hệ thống pháo binh, tên lửa có thiết bị đo xa laser nhờ có thiết bị phát hiện bức xạ laser, hướng chiếu laser và nhanh chóng dựng màn khói che khuất mục tiêu, đồng thời hướng nòng pháo về phía nguồn bức xạ laser, xác định mục tiêu và tiêu diệt.

Như vậy, với những hệ thống hiện đại được nâng cấp, xe tăng T54/55 đã có được những tính năng kỹ chiến thuật gần bằng xe tăng T90, nhưng với giá thành rẻ hơn nhiều lần. Đồng thời, xe tăng T55 AGM phát huy tác dụng rất tốt trong các cuộc chiến tranh biên giới, xung đột khu vực và phòng thủ trên diện rộng. T55AGM thích hợp với các nước đang phát triển, với nguồn kinh phí đầu tư công nghiệp quốc phòng thấp, chiến trường dự kiến hẹp và địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, đồng ruộng hoặc rừng nhiệt đới.

Theo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm