Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma diễn ra như thế nào?

Sách “Trường Sa - Nơi ta đến” dành một phần dung lượng ghi lại đầy xúc động một buổi lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma.

Cuốn sách ảnh song ngữ Trường Sa - nơi ta đến của nhà báo Mỹ Trà tập hợp 150 bức ảnh về Trường Sa. Sách chia làm bốn phần chính, nói về nỗi thao thức mong được tới Trường Sa, vẻ đẹp Trường Sa, cuộc sống của trẻ em ở Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Ở phần Thao thức Trường Sa, tác giả ghi lại những hình ảnh, cảm xúc của mình trong lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Gạc Ma.

Tuong niem anh hung Gac Ma anh 1
Đại tá Phạm Văn Vững đọc diễn văn tri ân thân nhân gia đình anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma. Ảnh chụp từ sách Trường Sa - Nơi ta đến.

Trong chuyến đi cùng Đoàn công tác Trường Sa số 14 năm 2016 mà tác giả Mỹ Trà tham gia, Gạc Ma là điểm đến đầu tiên. Chị viết: “Đêm trước, cả phòng thao thức. Hình như mọi người bắt đầu cảm nhận đang có may mắn dần chạm vào sự thiêng liêng của hòn đảo nhỏ này”.

Những người tham dự chuyến đi dậy từ hơn 3h sáng để tận mắt nhìn Gạc Ma từ khi nó chỉ là một dấu chấm cho tới khi mặt trời lên. Họ cùng trèo lên boong tàu, mò mẫm sửa soạn mọi thứ cho nghi thức thiêng liêng: Đọc kinh cầu siêu cho những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở vùng đảo này.

“Trong tiếng sóng rì rào cảm giác như các anh đang trò chuyện, và những cơn gió mang vị mặn của biển cứ thổi liên hồi khiến những giọt nước mắt cứ chảy tràn trên mi….” - tác giả sách ghi lại cảm xúc.

Tuong niem anh hung Gac Ma anh 2
Hoa và hạc giấy được thả xuống biển gửi tới các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Mỹ Trà.

Đúng 6h30, lễ tưởng niệm chính thức bắt đầu. Đại tá Phạm Văn Vững -Chủ nhiệm Chính trị Hải quân - đọc diễn văn tri ân tới thân nhân gia đình các anh hùng liệt sĩ trong trận Gạc Ma - Len Đao. Trong vùng biển này có những người anh, người bạn, đồng đội thân thương của Đại tá đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Mọi người trên tàu cùng thả vòng hoa, hoa, hạc giấy để tưởng niệm các chiến sĩ - những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Trong giây phút ấy, tác giả sách nhớ lại những thước phim về “Vòng tròn bất tử”. Thước phim ấy ghi lại hình ảnh năm 1988, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam tạo thành vòng tròn đầy hiên ngang, kiêu hãnh của bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng - dấu mốc khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quố Việt Nam.

Tuong niem anh hung Gac Ma anh 3
Thả vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Ảnh chụp từ sách Trường Sa - Nơi ta đến.

Nhà báo ghi lại cảm xúc của mình: “Đứng nơi đây, nhìn khoảng cách gần nhau giữa hai đảo Cô Lin và Gạc Ma, tôi cảm giác nhoi nhói trong tim, càng cảm phục trí thông minh, tinh thần quả cảm của thuyền trưởng, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, khi ông chỉ huy tàu HQ505 vừa chiến đấu, vừa lao lên bãi ngầm Cô Lin để biến con tàu trở thành pháo đài và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam.

Bất giác, tôi nhớ đến một câu trong truyện Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa: Có lẽ, không ở đâu nước biển mặn như ở đảo chìm. Mặn như máu…

30 năm Gạc Ma - vết dằm đau nhói trong tim

Cứ đêm 13/3, những giấc mơ lại đưa ông Nguyễn Văn Lanh trở về với đồng đội, với Gạc Ma. 30 năm trước, 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh khi bảo vệ một phần máu thịt của Tổ quốc.

Thu Hiền

Bạn có thể quan tâm