Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn

Xuyên suốt bốn thế kỷ, các tộc họ huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) bảo tồn lễ thức dân gian tri ân bậc tiền nhân có công gìn giữ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đậm chất văn hóa biển đảo Sáng 4/4, các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân công đức tổ tiên từng vâng mệnh triều đình ra Hoàng Sa, Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Sáng 4/4, các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức tổ tiên năm xưa ra biển đông khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 

Hòa trong tiếng trống, thanh la..., vị chủ tế đình làng An Hải đọc bài văn tế hùng binh Hoàng Sa: "Biết mấy phen thề non hẹn biển. Quyết một lòng chiến đấu đến cùng. Xót thương thay những chiến sĩ tuân mệnh triều đình bảo vệ lãnh hải trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã xả thân vì Tổ quốc. Son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba vùi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn..”.

le khao le the linh hoang sa anh 1
Quang cảnh lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đình làng An Hải, huyện đảo Lý Sơn sáng 4/4. Ảnh: Minh Hoàng.

Theo các Bộ Chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. 

Sang thời nhà Nguyễn, từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh, Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn binh phu đi Hoàng Sa, Trường Sa dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ...

Ông Dương Hữu Nghĩa - Phó Trưởng ban khánh tiết đình làng An Hải cho biết, lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo được bảo tồn, duy trì suốt 400 năm qua. "Đây là nghi lễ đã thấm sâu trong tiềm thức người dân, giàu tính nhân văn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn", ông Nghĩa nói. 

le khao le the linh hoang sa anh 2
Ông Nguyễn Tín (ngụ xã An Hải) đi đầu đoàn lễ rước thổi ốc U tái hiện cảnh tiễn đưa binh phu giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Minh Hoàng.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Phúc Nhân - Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, cho biết trải qua hơn 400 năm, bao thế hệ người dân Lý Sơn được tuyển chọn vào đội Hoàng Sa liên tục thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Các nhà nghiên cứu văn hóa nhận định, lễ hội này không chỉ tồn tại lâu đời ở Lý Sơn mà còn là văn hóa tín ngưỡng độc đáo diễn ra hàng năm tại các địa phương ven biển Quảng Ngãi. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia.


Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm