Trước khi làm việc tại Lazada, James Dong từng là trưởng bộ phận toàn cầu hóa và phát triển doanh nghiệp; trợ lý kinh doanh của ông Daniel Zhang - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Alibaba.
James là người định hướng chiến lược toàn cầu hóa và quản lý danh mục đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm cả việc sáp nhập Lazada. Ông cũng kết nối Tập đoàn Alibaba với 10 đối tác toàn cầu. Hiện James Dong đồng thời kiêm nhiệm vị trí CEO Lazada Thái Lan.
Ông James Dong, tân CEO Lazada Việt Nam. |
“Dưới sự dẫn dắt của James Dong, Lazada Thái Lan đã đạt được những kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Với kinh nghiệm, sự tận tụy và tài năng, chúng tôi tin James tiếp tục đóng góp đáng kể, đưa Lazada thành công hơn nữa tại thị trường Việt Nam”, ông Pierre Poignant - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Lazada, cho biết.
Tại Thái Lan, “ông lớn” thương mại điện tử có bước đi đúng đắn khi tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ, chọn xu hướng mới, áp dụng công nghệ và đầu tư lớn vào hạ tầng logistics. Tân CEO Lazada Việt Nam nhận định thị trường thương mại điện tử Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm chung, đặc biệt là sự tương đồng về khách hàng mục tiêu - nhóm người trẻ tuổi sẵn sàng mua sắm trực tuyến và dễ tiếp nhận sáng kiến mới.
“Chúng tôi tự tin sẽ chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam bằng cách tăng cường tiếp cận với giới trẻ, tạo ra những xu hướng mới và phát huy sức mạnh dẫn đầu về công nghệ cùng hạ tầng logistics.”
Ông James Dong, tân CEO Lazada Việt Nam.
“Tôi rất vinh dự và hào hứng khi có cơ hội làm việc với đội ngũ nhân sự đầy tài năng và nhiệt huyết tại Việt Nam. Theo tôi, Việt Nam sẽ là thị trường mang đến những cơ hội lớn cho Lazada. Chúng tôi tự tin sẽ chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam bằng cách tăng cường tiếp cận với giới trẻ, tạo ra những xu hướng mới và phát huy sức mạnh dẫn đầu về công nghệ cùng hạ tầng logistics”, ông James chia sẻ.
Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử liên tục giữ trên mức 20% từ năm 2016 tới nay, riêng năm 2018 đạt trên 25%. Người tiêu dùng Việt ngày càng cởi mở hơn với xu hướng mua hàng trực tuyến. Trong khi đó, báo cáo của Google - Temasek năm 2018 chỉ ra quy mô nền kinh tế Internet tại Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, có thể đạt mức tăng trưởng gần 3 lần, chạm mốc 33 tỷ USD vào năm 2025.
Cạnh tranh tốt cho việc phát triển doanh nghiệp, giúp Lazada luôn tập trung để nhanh chóng đưa ra những sáng kiến mới, từ đó tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
Ông James Dong, tân CEO Lazada Việt Nam.
CEO Lazada Việt Nam đánh giá thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển. Thời gian tới, tập đoàn sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển công nghệ, hạ tầng logistics cũng như tập trung nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, Lazada cũng hỗ trợ và trao quyền cho nhà bán hàng.
Nói về thị trường cạnh tranh tại Việt Nam, ông James cho biết cạnh tranh tốt cho việc phát triển doanh nghiệp, giúp Lazada luôn tập trung để nhanh chóng đưa ra những sáng kiến mới, từ đó tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Nhờ cạnh tranh, tập đoàn giữ được vị thế thuộc top dẫn đầu thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như Thái Lan.
“Chúng tôi đã có chiến lược rất rõ ràng cho thị trường Việt Nam. Lazada sẽ tạo những giá trị thực tế và lâu dài, hướng đến sự phát triển bền vững cho cả người mua, nhà bán hàng và các thương hiệu đối tác”, tân CEO Lazada Việt Nam cho biết.
Thành lập năm 2012, Lazada là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến lớn trong khu vực Đông Nam Á, có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với mạng lưới thanh toán và logistics mạnh, Lazada trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều người tiêu dùng Đông Nam Á. Từ năm 2016, Lazada là nền tảng chiến lược về thương mại điện tử ở khu vực với sự hỗ trợ về hạ tầng công nghệ từ Tập đoàn Alibaba. Tới năm 2030, mục tiêu của Lazada sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn Đông Nam Á.
Độc giả có thể tải ứng dụng Lazada hoặc truy cập website để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về Lazada.