Từ những chiếc máy bay phản lực không người lái tham gia không chiến đến những tàu biển khổng lồ chở các hạm đội lính thủy, Lầu Năm Góc đang thúc đẩy việc tăng cường sử dụng tự động hóa trong quân đội Mỹ.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cơ quan này đang hướng đến việc tích hợp những công cụ tự động hóa phục vụ mục đích quân sự mới vào các sản phẩm dân dụng sẵn có.
"Giới chức quân sự đang thúc đẩy nỗ lực tự động hóa như một phần của cách tiếp cận đa hướng", Phó chủ tịch Tom McCarthy của tập đoàn Motiv Systems nói. "Họ muốn các hệ thống (mới và cũ) vận hành ăn khớp với nhau".
Không quân Mỹ đã buộc Boeing trả tiền sửa chữa hệ thống hiển thị hình ảnh trên máy bay tiếp dầu KC-46 của họ để chuẩn bị cho quá trình tự động hóa tích hợp sau đó. Ảnh: AP. |
Những dự án tham vọng
Một trong những dự án tham vọng của Lầu Năm Góc hướng đến việc tích hợp máy bay phản lực chiến đấu truyền thống với một phiên bản tự hành.
Không quân Mỹ cũng lên kế hoạch phát triển một máy bay tiếp nhiên liệu trên không tự động. Nếu thành công, thiết bị này có thể nạp nhiên liệu cho các chiến đấu cơ ở độ cao hàng nghìn mét mà không cần sự can thiệp của đội ngũ kĩ thuật.
Trong tương lai, máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ có thể không cần phi công và hạm đội kỹ thuật điều khiển. Ảnh: Getty. |
Thủy quân Mỹ đang hợp tác với tập đoàn Kaman để thiết kế trực thăng không người lái nhằm cung cấp vật tư cho các tiền đồn trên biển.
Các nhà sản xuất máy bay thương mại cũng cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo đuổi kế hoạch xây dựng hệ thống tự động hóa nâng cao. Theo đó, trong tương lai, không lực Mỹ nhiều khả năng sở hữu máy bay có một phi công trong buồng lái và một hệ thống giám sát khác từ mặt đất.
Trong số này, máy bay Airbus SE của châu Âu đã tiến thêm một bước dài bằng cách hoàn thành hơn 500 chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè 2020 để chứng minh khả năng luân chuyển hành khách, cất cánh và hạ cánh tự động.
Cùng lúc đó, đơn vị Sikorsky của tập đoàn Lockheed Martin đã làm việc với nhóm nghiên cứu chính của Bộ Quốc phòng Mỹ để giới thiệu các điều khiển tiên tiến cần thiết nhằm tạo ra các phi đội máy bay trực thăng tự hành cho một loạt các nhiệm vụ quan trọng.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang hướng tới việc phát triển trực thăng không người lái. Ảnh: Lockheed Martin. |
Giới chức Hải quân Mỹ cũng đã
Một số đơn vị hải quân khác đã cộng tác với Boeing công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries để chế tạo tàu Orcas - một phương tiện dùng để chở hàng, thu thập thông tin tình báo và dò thủy lôi.
Đồng thời, vào tháng 1, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 125 triệu USD để Huntington Ingalls Industries thiết kế một dạng "tàu nổi tự hành trong nhiều tháng liền".
Lục quân Mỹ đang chuyển sang phát triển phiên bản không người lái của xe Bradley, một loại xe bánh xích dùng để chuyển quân trên mặt đất, từng phổ biến trong thập niên 1980.
Xe chiến đấu Bradley của Mỹ trong tương lai có thể không cần người điều khiển bên trong. Ảnh: Shutterstock. |
Những trở ngại
Chương trình nói trên của Bộ Quốc phòng Mỹ vấp phải nhiều hoài nghi. Một số luồng ý kiến lo ngại việc tập trung vào hệ thống tự động hóa có thể khiến các nhà phát triển cố gắng nhồi nhét nhiều công năng vào cùng một sản phẩm mà không thử nghiệm kĩ lưỡng.
Họ đưa ra luận cứ về những sản phẩm lỗi đầy tai tiếng trong quá khứ, từ hệ thống liên lạc vô tuyến dễ gặp trục trặc cho đến các vấn đề phần mềm khiến phi công không đủ oxy khi điều khiển chiến đấu cơ.
Không giống với quá trình tự động hóa phục vụ mục đích dân dụng, "nỗ lực phát triển vũ khí tự hành của Lầu Năm Góc hiện không được xem xét kỹ lưỡng bởi bất kỳ cơ quan quản lý hay bên thứ ba nào", giáo sư Najmedin Meshkati tại Đại học South Carolina nhận định.
"Cần nghiên cứu thực sự cẩn thận trước khi tích hợp các công năng mới vào những sản phẩm sử dụng công nghệ cũ hơn", giáo sư Meshkati nói thêm.
Giáo sư Najmedin Meshkati tại Đại học South Carolina. Ảnh: Peace. |
Nhưng hiện tại, chương trình của Lầu Năm Góc hướng đến mục tiêu dùng tự động hóa để bổ trợ và sau cùng là thay thế hoàn toàn lượng nhân viên xử lý hệ thống tại các đơn vị vũ trang của Mỹ, theo Wall Street Journal.
Hiện chưa có công nghệ mới nào trong số này được đưa vào lực lượng chiến đấu của Mỹ ngay lập tức. Một số dự án thậm chí vấp phải trở ngại về ngân sách và kỹ thuật.
Tuy nhiên, dự luật ủy quyền quốc phòng trị giá 740 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 1 bao gồm nhiều quy định và điều khoản cho phép nâng cấp hệ thống tự động hóa trong quân đội Mỹ.