Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lầu Năm Góc đính chính quan điểm về quần đảo Senkaku

Đại diện Lầu Năm Góc vào ngày 26/2 phải "sửa sai" sau khi có phát biểu gây bối rối liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở quần đảo Senkaku.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby hôm 26/2 phải đính chính một phát biểu của mình, khẳng định Mỹ ủng hộ "chủ quyền" của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku - mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nikkei Asia đưa tin.

"Chúng tôi khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng chúng tôi ủng hộ chủ quyền của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku", ông Kirby nói.

Phát ngôn ngày 26/2 được đưa ra sau khi chính ông Kirby trước đó nói rằng Washington "không có quan điểm" đối với câu hỏi về chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

my ung ho nhat o senkaku anh 1

Tuần duyên Nhật Bản đối đầu tàu hải cảnh Trung Quốc tại vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AFP.

"Tôi cần sửa lại một số điều mình từng nói trong cuộc họp báo hôm 23/2. Không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với chủ quyền quần đảo Senkaku", ông Kirby cho biết, khẳng định phát ngôn nhầm lẫn trước đó là lỗi của cá nhân ông.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết lập trường của Mỹ về chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư đã được tái khẳng định trong các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Yoshihide Suga, cũng như giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước.

"Mỹ kiên định với cam kết bảo vệ Nhật Bản theo điều 5 hiệp ước an ninh giữa hai nước, bao gồm quần đảo Senkaku. Mỹ phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng (tại quần đảo)", ong Kirby cho biết.

Quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, là đối tượng tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nhật Bản hiện là nước quản lý trên thực tế quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo điều 5 hiệp ước an ninh ký năm 1960, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trước mọi cuộc tấn công vũ trang nhắm vào lãnh thổ do Nhật Bản quản lý.

Tàu tuần duyên Trung Quốc quấy rối tàu cá Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư

Tàu tuần tra của Nhật Bản và Trung Quốc "chạm trán" nhau ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước.

Đề cử nội các bị làm khó, Nhà Trắng im lặng

Một đề cử nội các của Nhà Trắng có nguy cơ bị Thượng viện bác bỏ. Điều này đặt ra dấu hỏi về sự nhạy bén chính trị và năng lực xử lý quan hệ với quốc hội của chính quyền Biden.

Tư lệnh quân đội Mỹ ở Nhật: Binh sĩ Mỹ sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku

Trung tướng Kevin Schneider cho biết binh sĩ Mỹ sẽ được triển khai để phòng thủ quần đảo Senkaku, đối tượng đang là tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm