Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lập quy hoạch không khả thi, tốn kém ai chịu trách nhiệm?'

Đó là ý kiến của tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi thảo luận về Luật Quy hoạch tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Chiều 5/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết ở Việt Nam đã có chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, nhưng không có quy hoạch tổng thể quốc gia, dẫn tới việc hoạch định phát triển không có sự cân đối chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

"Đây là nguyên nhân chính làm lãng phí hoặc phân tán nguồn lực, giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Vì vậy, chúng ta cần có quy hoạch tổng thể quốc gia để tạo lập không gian phát triển thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn giữa quy hoạch ... góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia", ông Vũ Hồng Thanh nói.

Hỏi về trách nhiệm trong quy hoạch, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng đã có phân công, phân cấp, nhiệm vụ và quyền hạn thì trách nhiệm của người đứng đầu trong quy hoạch ra sao.

Quy hoach khong kha thi ai chiu anh 1
Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa vi phạm quy hoạch ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Ảnh: Đoàn Nguyên.

"Nghị quyết Trung ương năm 2012 có yêu cầu làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong quy hoạch nhưng khi không khả thi thì không ai chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm tập thể. Lập ra quy hoạch không khả thi vừa tốn kém vậy ai chịu trách nhiệm?", tiến sĩ Liêm đặt câu hỏi và cho rằng hệ thống quy hoạch phải có thứ bậc để chống lại hỗn loạn chồng chéo, chủng loại và thứ bậc. 

Do đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định trong quy hoạch, khâu thẩm định là bắt buộc, có vai trò quan trọng, khâu thẩm định gắn với phê duyệt.

"Hội đồng thẩm định ký rồi nhưng khi quy hoạch không khả thi vậy hội đồng hay người ký chịu trách nhiệm? Nếu coi người ký chịu trách nhiệm thì hội đồng chỉ đóng vai trò tư vấn", ông Liêm nói và phân tích, nước ta thẩm định do người lập triệu tập và công chức trong bộ máy cho nên quy hoạch chủ yếu là để không mâu thuẫn, dẫn đến mới có việc không nói rõ chất lượng, tính khả thi ở hướng nào.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng chúng ta đang chuyển tư duy quy hoạch từ bao cấp sang thị trường nên hệ thống quy hoạch bị chia cắt theo bộ, ngành.

Theo giáo sư Võ, việc quy hoạch chồng hoặc trống quy hoạch hiện nay là có. Nhiều trường hợp có người vừa phê duyệt 2 quy hoạch gần nhau nhưng lại ngược nhau. Quy hoạch là kịch bản phát triển, là cái vẽ ra trong tương lai để phát triển hơn. Do đó, Luật Quy hoạch phải đưa ra bộ quy tắc xây dựng được kịch bản.

“Hiện, nhược điểm là nhiều quy hoạch cứ đụng nhau rồi không biết theo quy hoạch phê duyệt nào. Tuy nhiên, cái chồng lên nhau phải tốt chứ không phải bị treo, hay quy hoạch dẫn đến chi phí nhiều hơn, nghĩa là tính hiệu quả không cao”, ông Đặng Hùng Võ phân tích.

Quy hoạch thủ đô đang bị chệch hướng "Đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một thành phố xanh trong tương lai, tôi nhận thấy việc phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề chúng ta đang đi chệch hướng”, ông Chung nói.

Bộ trưởng bất ngờ trước ý kiến trái chiều về Luật Quy hoạch

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ sự bất ngờ khi vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận trong buổi thảo luận sáng 10/1 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

 


Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm