Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lập quỹ bình ổn giá thép không phải là ý kiến chính thức'

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ đã có báo cáo tới Chính phủ, trong đó không nói đến việc lập quỹ bình ổn giá thép.

Mới đây, tại buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành thép, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nêu 7 giải pháp để ngành thép phát triển trong tương lai, bao gồm cân nhắc việc hình thành quỹ bình ổn giá thép trong tương lai, tạo cơ sở để giữ được ổn định thị trường thép.

Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức nhận lại những ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn. Nhiều người cho rằng sẽ không khả thi khi tư duy ngược với thể chế về quản lý giá trong cơ chế thị trường.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, báo chí đặt câu hỏi: “Chuyên gia cho rằng lập quỹ bình ổn là phi thị trường, Bộ Công Thương ý kiến gì về vấn đề này như thế nào”, câu nỏi nêu.

Trả lời, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Đây không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương”, ông nói.

quy binh on gia thep anh 1

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Tùng Hiếu.

Ông cho biết từ đầu năm đến nay, nguyên liệu và thành phẩm thép tăng cao. Ngày 5/2, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng tình hình cung - cầu, biến động giá thép năm 2020 và dự báo năm 2021. Gần đây, giá thép tăng rất nhanh, ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lấy thép là đầu vào.

Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc với những doanh nghiệp thép hàng đầu, để nắm bắt tình hình, nghe đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp. “Việc thành lập quỹ bình ổn không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương”, ông nói.

Bộ cũng đã có ý kiến báo cáo Chính phủ, với nội dung cung cầu thép và ảnh hưởng của giá thép đến Việt Nam. Ngoài ra, còn có các kiến nghị về bình ổn giá thép, nhưng trong đó không có đề xuất quỹ bình ổn giá thép.

Thay vào đó, Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép rà soát các vấn đề nguyên liệu đầu vào, tiết giảm chi phí, tăng nguồn cung, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng mà trong nước đang có nhu cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, thép không phải mặt hàng cần bình ổn giá để thành lập quỹ bình ổn như xăng dầu. Thậm chí, với mặt hàng xăng dầu cũng có nhiều người đề xuất nên bỏ quỹ này, để cho xăng dầu điều tiết theo cơ chế thị trường. Do đó, việc lập quỹ bình ổn thép sẽ tạo ra sự không minh bạch, phi thị trường.

Giá thép tăng có thể đẩy giá nhà lên cao

Theo các chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, việc giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng cao sẽ buộc họ phải tăng giá bán lên.

Thuận Hiếu

Bạn có thể quan tâm