Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lập gia phả giả, cúng giỗ Nguyễn Trung Trực sai ngày làm gì?

Ông Nguyễn An Thọ ở Long An vẽ ra bản gia phả “dỏm” nhận là cháu Nguyễn Trung Trực, cũng tổ chức giỗ sai ngày theo tỉnh Kiên Giang và được tỉnh này mời dự lễ, quay phim giới thiệu.

Thi hài dưới mộ Anh hùng Nguyễn Trung Trực là ai?

Bất chấp phản đối của hậu duệ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và cán bộ hưu trí, gần 30 năm tỉnh Kiên Giang vẫn cho rằng thi hài trong mộ chính là hài cốt của cụ Nguyễn.

Vừa qua, Báo Công an TP.HCM có loạt bài phản ánh việc ngành văn hóa tỉnh Kiên Giang giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sai ngày, đưa bộ hài cốt có nhiều nghi vấn giả vào thờ trong khu tưởng niệm... Đại diện các chi tộc hậu duệ Nguyễn Trung Trực nhiều lần kiến nghị sửa sai nhưng cơ quan có trách nhiệm chưa giải quyết...

Gần đây, ông Nguyễn An Thọ ở Long An vẽ ra bản gia phả “dỏm” nhận là cháu Nguyễn Trung Trực, cũng tổ chức giỗ sai ngày theo tỉnh Kiên Giang và được tỉnh này mời dự lễ, quay phim giới thiệu. Ông Nguyễn An Thọ thực sự là ai? Chúng tôi đã về xóm Nghề, Thạnh Đức, nơi các chi tộc Nguyễn lập nghiệp để tìm hiểu.

Con cháu cụ Nguyễn phản ứng

Về việc cúng giỗ Anh hùng Nguyễn Trung Trực như chúng tôi thông tin, có sự mâu thuẫn kỳ lạ là tại Đền tưởng niệm của tỉnh Long An đã cúng giỗ đúng theo ngày mất theo lịch sử ghi lại là ngày 12/9 âm lịch. Nhưng ở Kiên Giang, nơi Đền tưởng niệm Nguyễn Trung Trực được phong di sản quốc gia, ngày giỗ lại là ngày 26 - 28 tháng 8 âm lịch, trước ngày mất gần nửa tháng.

Bản gia phả dỏm của ông Thọ.

Việc tổ chức lễ giỗ rầm rộ nhưng sai ngày hy sinh của người anh hùng, trái với truyền thống dân tộc, sai với lịch sử là điều không thể chấp nhận được. Cần lưu ý là ngày Nguyễn Trung Trực thọ án tử hình (12/9) đã để lại huyền thoại về chiếu hoa Tà Niên mang hình chữ Thọ, với câu nói vang danh “Bao giờ nhổ hết cỏ phương Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Tại xóm Nghề, Thạnh Đức, quê hương của Nguyễn Trung Trực, hơn trăm năm qua, nhiều con cháu trong các chi tộc Nguyễn lập bàn thờ cụ tại gia đình và ngày giỗ hàng năm vẫn đúng là ngày 12/9, việc cúng giỗ tổ chức trong phạm vi gia đình. Đột nhiên, từ năm 2008, ông Nguyễn An Thọ kết hợp cùng các cán bộ xã tự lập ra Ban Quản lý di tích lịch sử Nguyễn Trung Trực, tổ chức cúng giỗ sai vào ngày 28/8. Việc cúng giỗ khá rình rang, mời người dân, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong vùng.

Bà Chín Xưa, người cháu gần nhất về huyết thống của cụ Nguyễn hiện nay, người trực tiếp cúng giỗ cụ Nguyễn hàng chục năm nay cho biết: “Khi nhận được thư mời đám giỗ, tôi bất ngờ và không hiểu vì sao có lễ giỗ như vậy, nên đi hỏi chú tôi (ông Trần Văn Sớm, người cao niên và vai vế lớn trong các chi tộc Nguyễn). Chú tôi nói, chuyện gì sai mình không tham gia. Vì vậy từ đó tới nay, dù nhiều lần được mời tôi vẫn không tham dự. Do tôi đã lớn tuổi nên việc cúng giỗ cụ Nguyễn đã chuyển cho các cháu con anh Năm tôi, vẫn y theo lệ ngày 12/9”.

Ông Trần Văn Đức, con ông Trần Văn Sớm cũng khẳng định: “Cha tôi và tôi từ đó đến nay không tham dự đám giỗ này. Ngay cả ông Bổn là anh ruột của ông Thọ cũng không đồng tình cách làm này. Chuyện cúng giỗ sai ngày là xúc phạm với người mất, nên không thể chấp nhận được. Ông Đức cũng cho biết, đa số con cháu các chi tộc Nguyễn không tham dự lễ giỗ này”.

Không chỉ không tham dự, đại diện chi tộc Nguyễn đã có đơn kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Long An xem xét, xử lý việc giỗ tự phát trái đạo lý, sai lệch lịch sử này.

Phát hiện gia phả "dỏm"

Nghiêm trọng hơn nữa, ông Thọ còn dựng ra một gia phả sai lệch và tự xưng là “cháu trực hệ” của cụ Nguyễn, gởi đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang và được tỉnh này mời tham dự lễ giỗ sai ngày với vai trò là “cháu trực hệ”; được quay phim, truyền hình thông tin ra cả nước, làm tăng thêm sự sai lệch lịch sử.

Ngày ông Trần Văn Sớm còn sống, ông Thọ đã đưa ông Sớm nhờ ký xác nhận bản gia phả sai lệch này. Nhưng ông Sớm không đồng ý và đã lập bản gia phả chính xác, ký tên ghi rõ những gia phả sai với bản này là không hợp pháp.

Trước những sai trái cố ý vì những động cơ không trong sáng của ông Thọ, đặc biệt, chuyện tỉnh Kiên Giang mượn ông Thọ để bao che cho các việc làm sai của mình, các chi tộc Nguyễn đã có đơn kiến nghị tỉnh Long An xác minh, làm rõ về thân thế Anh hùng Nguyễn Trung Trực và tỉnh Long An đã có văn bản chính thức trả lời.

Dự kiến ngày 18/1, Ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang mời hậu duệ của cụ Nguyễn trả lời đơn khiếu nại.

Nghi vấn về nơi chôn cất cụ Hoàng Hoa Thám

Ngôi mộ của người ăn mày tại xã Mai Trung (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có nhiều dấu vết nghi là nơi an nghỉ của cụ Hoàng Hoa Thám nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu kĩ càng, cụ thể.

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1101&id=532122

Theo Đào Văn-Anh Khôi/Công an TP.HCM

Bạn có thể quan tâm