Xã hội phát triển mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội để giới trẻ lựa chọn công việc. Đa phần họ đều chung quan điểm “đi làm mà chỉ để lấy lương thì không khác gì đi cày”. Bên cạnh đó, “công việc công mơ” được định nghĩa phải mang đến những giá trị cộng thêm như: sự thỏa mãn đam mê, niềm vui, gắn kết, cơ hội thăng tiến…
Khi những giá trị mềm ngày càng được quan tâm, khái niệm “công việc hạnh phúc” cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong báo cáo khảo sát tại Hội nghị “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” của Anphabe, có 41% người lao động thế hệ Y (1986-2000) hiện không cảm thấy hạnh phúc với nơi làm việc.
“Kết quả khảo sát này chứng tỏ tiêu chí lựa chọn công việc của người lao động ngày một tăng lên. Họ đang dịch chuyển từ vị trí của người ‘ứng tuyển’ sang vị trí của ‘người lựa chọn’. Điều này đã tạo áp lực khá lớn cho nhà tuyển dụng khi phải liên tục cải tiến môi trường làm việc và gia tăng chế độ đãi ngộ” - bà Huỳnh Thị Ngọc Trúc, Giám đốc nhân sự VPBank chia sẻ. Tuy nhiên theo bà Trúc, đây cũng là tín hiệu tốt để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng môi trường làm việc.
Các hoạt động nội bộ cũng là tiêu chí được giới trẻ chú trọng khi lựa chọn nghề nghiệp. |
Đang đảm nhiệm một công việc khá hấp dẫn tại ngân hàng VPBank ở TP.HCM, Trần Ngọc Thái vẫn quyết định rời thành phố về một tỉnh miền Tây để đảm nhiệm vị trí mới. Không bạn bè, người thân, phải gây dựng các mối quan hệ công việc và cuộc sống lại từ đầu… anh vấp phải vô số khó khăn. Thái nhiều lần buồn bã khi nghe bạn bè nhận xét là kẻ điên rồ, sướng không biết đường sướng.
Nhưng chàng trai sinh năm 1993 có lý do riêng của mình. Thái tâm sự: “Trước khi quyết định về đây, sếp đã gọi tôi ra nói chuyện khá lâu. Sau khi nghe phân tích, tôi hiểu rằng mình còn trẻ không nên ngại xông pha. Công việc ở đơn vị mới chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng ngược lại tôi có một lộ trình phát triển rất cụ thể. Nếu cố gắng thì sẽ có được thành quả xứng đáng”.
Khác với Thái, Lê Hồng Nhung (1991) quyết định chọn VPBank là nơi làm việc vì một lý do khác. Nhung học múa từ khi còn nhỏ và đặc biệt yêu thích bộ môn này dù không theo con đường chuyên nghiệp. Cô cũng đam mê các hoạt động văn hóa, văn nghệ bởi “nó giúp tôi vui vẻ, cân bằng cuộc sống và tràn đầy năng lượng”.
Tốt nghiệp đại học ở Singapore trở về, đứng trước rất nhiều lời mời làm việc với mức lương hấp dẫn nhưng cô vẫn ưu tiên chọn một nơi có thể “làm hết sức, chơi hết mình”, vừa hoàn thiện nghiệp vụ, vừa thỏa mãn đam mê cá nhân.
Công việc của một nhân viên thanh toán ngốn của Nhung khá nhiều thời gian khi phải giải quyết những chồng hồ sơ cao ngang mặt. Nhưng cô gái trẻ lúc nào cũng tràn đầy năng lượng bởi luôn có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. “Ở đây, chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp. Mọi người coi nhau là một gia đình. Và cơ quan là mái nhà chung” - cô chia sẻ.
Các sự kiện nội bộ tại VPBank là cơ hội để những người đồng nghiệp gắn kết và giao lưu. |
Quan trọng hơn cả là sau những giờ làm việc bận rộn, Nhung lại được hòa mình vào các hoạt động vui chơi, giải trí do cơ quan tổ chức. Ngân hàng có rất nhiều câu lạc bộ sở thích như nhiếp ảnh (VPZòm), ca múa (VPBand), thể thao (VPBanh), văn chương (VPChép)...
Trong các dịp cụ thể, nhân viên có thể tham gia chương trình nội bộ như leo núi (Commandos), từ thiện (Tới trường sau lũ), sắc đẹp (Miss&Mr VPBank)… “Điều đặc biệt là các chương trình được tổ chức hết sức chuyên nghiệp. Mỗi khi đứng trên sân khấu, tôi cảm giác mình như một nghệ sĩ thực thụ”, Hồng Nhung tự hào.
"Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016" là khảo sát uy tín do mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện. VPBank là ngân hàng duy nhất lọt top 5 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc. Doanh nghiệp đạt tiêu chí gắn kết cả về tình cảm và lý trí của người lao động, giúp họ nỗ lực tự nguyện giúp công ty thành công, cam kết gắn bó. Độc giả có thể xem thêm về các hoạt động nội bộ của VPBank tại đây.