Hiện nay, Nhà nước có quy định về tính minh bạch xuất xứ, chất lượng và giá cả hàng hóa, đồng thời có các mức chế tài xử phạt vi phạm rõ ràng.
Tuy nhiên, theo ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM), trên thị trường vẫn xuất hiện tràn lan các mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo cùng tình trạng chặt chém giá cả.
“Hàng năm, quận đều có kế hoạch kiểm tra và xử lý, nhưng lượng xử lý so với lượng sai phạm chưa đáng kể. Thậm chí tăng gấp đôi cường độ và lực lượng kiểm tra, xử lý cũng khó giải quyết triệt để các tình trạng này”, ông chia sẻ.
Riêng đối với mô hình chợ đêm, ông Nguyễn Văn Bách, quyền Cục trưởng Quản lý thị trường TP.HCM, thừa nhận gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến xuất xứ và chất lượng hàng hóa.
“Phải có chỉ đạo và sự đồng thuận từ UBND TP, chúng tôi mới tiến hành kiểm tra được. Chợ đêm vẫn là một mô hình mới, chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, lại hoạt động với quy mô nhỏ và ngoài giờ hành chính nên việc điều động lực lượng quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn, dễ khiến tiểu thương bất bình”, vị này chia sẻ.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng diễn ra tràn lan ở chợ đêm Bến Thành. Ảnh: Văn Nguyện. |
Chính vì thế, theo ông Hòa, bên cạnh việc chính quyền kiểm tra, xử lý và tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng cũng cần thay đổi nhận thức và hành vi mua sắm.
“Họ phải là người tiêu dùng thông minh, biết từ chối mua sản phẩm không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lượng hay giá cả không phù hợp”, ông nhận định.
Muốn làm được điều này, ông đặt ra yêu cầu cho chính quyền quận và các lực lượng chức năng có liên quan triển khai hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết chính xác thông tin sản phẩm.
Theo đó, tất cả hàng hóa bày bán cần được dán nhãn đầy đủ theo quy định của pháp luật, từ đó tạo cơ sở để xác minh xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Quận 1 đã xây dựng tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh về cách dán nhãn hàng hóa. Trong thời gian tới, quận sẽ tập trung lực lượng để tiến hành kiểm tra thực tế.
“Giai đoạn đầu tiên là đảm bảo tất cả hàng hóa được dán nhãn theo quy định để hình thành nếp kinh doanh minh bạch trong cộng đồng, sau đó mới đối chiếu, kiểm tra xem nhãn mác có ghi đúng thông tin hàng hóa hay chưa”, ông cho biết.
Đồng thời, giá cả phải được niêm yết theo rõ ràng, không gây nhầm lẫn và thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng. Theo Luật giá số 11/2012/QH13 và Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá, giá niêm yết đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có).
Với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua bán đúng giá niêm yết.
Còn với hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân quyết định giá và niêm yết giá, không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm