- Ông có hiểu được tâm tư của tài xế khi họ bày tỏ sự phản đối hay không?
- Tâm tư thì tôi chưa trực tiếp gặp nên chưa nắm bắt. Tuy nhiên thông qua báo, đài được biết tài xế vẫn chưa hiểu rõ lợi ích của dự án.
- Lợi ở đây như thế nào, xin ông nói rõ hơn?
- Nhờ có dự án mà đường tránh BOT Cai Lậy hình thành. Tuy nhiên, việc đặt trạm ở đây không phải là do chúng tôi quyết định, chúng tôi cũng chỉ là nhà đầu tư. Từ đầu, khi tham gia BOT này, chúng tôi đã được Bộ GTVT chỉ định trạm nằm ở quốc lộ 1 rồi.
Ông Lưu Văn Hào, đại diện chủ đầu tư BOT Cai Lậy . |
- Nếu với vai trò là người dân, ông có thấy vị trí đặt trạm là đúng?
- Cái này tôi không nghĩ tới.
- Nếu như doanh nghiệp, tài xế hoặc Bộ GTVT bỏ ra 300 tỷ đồng để mua lại phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1, liệu nhà đầu tư có dời trạm thu phí vào đường tránh?
- Thật sự chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dời trạm. Thậm chí không dám nghĩ tới.
- Đi cao tốc Trung Lương đóng phí 40.000 đồng cho tuyến đường 62 km vận tốc 100 km/h, trong khi, tuyến tránh Cai Lậy thì 25.000 đồng nhưng chỉ 12 km, vận tốc 40 km/h. Như vậy, nếu là tài xế, ông thấy như thế nào?
- Không thể so sánh khập khiễng như vậy được. Số tiền được tính toán theo tính chất dự án và do Bộ Tài chính quyết định. Ví dụ cao tốc Trung Lương có một phần ngân sách và nguồn vốn ODA… Còn tuyến tránh cái Cai Lậy là của tư nhân đầu tư theo hình thức BOT.
Ông Lưu Văn Hào (trái) cùng ông Nguyễn Phú Hiệp bối rối trước cảnh tài xế mang tiền lẻ qua trạm vào chiều 30/11 . |
- Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận về dự án BOT Cai Lậy?
- Cái này thuộc chuyên môn của từng người phụ trách và tôi thì không rành lắm nên chưa nắm được.
- Chuyện tài xế không ngừng mang tiền lẻ phản đối, trước mắt ông đã có giải pháp gì để hài hòa?
- Chỉ có thể tuyên truyền để anh em hiểu rõ hơn chứ không thể có cách nào khác. Lần hoạt động này chúng tôi cũng sẽ xả trạm và cho thu lại chứ không ngừng.