Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làng ung thư ở Hà Nội

Ở thôn Lũng Vị, năm 2014, trong số 12 người qua đời vì bệnh tật thì 8 người ung thư. Có gia đình, 4 anh em cùng mắc chứng bệnh này.

Bệnh viện ung thư lớn nhất Việt Nam mang dấu ấn ông Bá Thanh

Bệnh viện ung thư Đà Nẵng được đánh giá lớn nhất cả nước không chỉ quy mô giường bệnh, công tác khám và điều trị mà bởi quang cảnh sạch đẹp, hiện đại.

Thôn Lũng Vị, nơi người dân quen gọi là "làng ung thư" thuộc xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Thôn có địa thế thấp nhất của xã Đông Phương Yên, vì vậy nước thải từ các lò mổ, các xí nghiệp sản xuất mây tre đan và các công ty trên địa bàn đều dồn về đây. Con mương dẫn nước quanh làng luôn bị phủ một màu đỏ quạch của hóa chất và mùi tanh nồng nặc.

Đường vào "làng ung thư". Theo thống kê, cả thôn Lũng Vị có 1.800 nhân khẩu thì 45 ca tử vong vì ung thư trong 10 năm qua. Riêng năm 2014, trong số 12 người qua đời vì bệnh tật có 8 bệnh nhân ung thư.

Theo bà Đỗ Thị Phương, các nhà xưởng, công ty trong vùng xả thẳng nước thải xuống mương, khiến con mương xộc mùi tanh và bẩn. "Mỗi khi chúng tôi xuống ruộng mà không đi ủng, đeo găng tay sẽ bị ngứa không chịu được", bà Phương nói.
Dù là vùng trũng nhưng nước sinh hoạt ở đây vô cùng khan hiếm.
Chiếc giếng sâu chưa tới 10 m đang là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho gần nửa số hộ dân trong làng.
Nhìn vào bên trong, nước giếng đầy váng nổi. Không còn cách nào khác, người dân vẫn phải mang về lọc dùng.
Cách giếng không xa là hệ thống mương thoát nước thải, hồ ao đặc quánh, bốc mùi hóa chất.

Nước từ giếng này đỏ quạch có mùi vô cùng khó chịu, nếu không qua nhiều lần lọc thì không thể dùng được. “Thiếu kiến thức và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên bà con ở đây cũng chỉ lọc thô sơ cho nước đỡ đục thôi, nhưng vẫn bị mùi lắm”, ông Đỗ Huy Ứng than thở.

Ông bảo, không dùng thì chết khát mà dùng thì sợ nhiễm bệnh. Nước hút từ giếng nếu không qua xử lý, đun lên để pha chè tươi thì nước chuyển màu đỏ tím (cốc bên phải) và mất hoàn toàn mùi và vị của chè tươi. Hầu hết người dân đều phải sử dụng nước từ giếng khơi có độ sâu chưa tới 10 m. Theo bản phân tích năm 2014 của Trung tâm nước sạch và môi trường thì nhiều chỉ số nước ở Lũng Vị vượt ngưỡng an toàn 3-5 lần.

Trao đổi với Zing.vn, ông Phan Ngọc Huấn - Phó chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên cho biết, số người mắc bệnh và tử vong vì ung thư tại Lũng Vị những năm gần đây ngày càng tăng. "Các bệnh ung thư đều liên quan đến phổi, gan và bệnh nhân có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người mới ngoài 40, thậm chí ngoài 30 tuổi đã mắc bệnh. Đa phần họ đều là lao động chính của gia đình", ông Huấn nói.

Gia đình cụ Nguyễn Thi Tuất (72 tuổi) có 5 người con trai thì trong 2 năm vừa qua, người con cả, thứ ba và út và đã mất vì ung thư gan. Người con thứ của cụ mới đây cũng đã phát hiện bệnh giống các anh em của mình. Mất đi những nguồn nhân lực chính khiến gia cảnh, kinh tế nhà cụ rơi vào cảnh khốn khó.
Người dân Lũng Vị đang ngày đêm mong mỏi huyện, thành phố sớm có biện pháp hỗ trợ và khắc phục tình trạng nước ô nhiễm nơi đây. Theo họ, đây là một phần nguyên nhân dẫn tới việc trong làng có nhiều người bị ung thư. Ông Phan Ngọc Kiên (Trưởng thôn Lũng Vị) trăn trở: “Với nguồn nước sinh hoạt như hiện nay, không biết thế hệ con cháu chúng tôi sẽ ra sao".

Bi kịch gia đình có gần 10 người chết vì ung thư

Gia đình lão nông 75 tuổi có tất cả 14 người, nhưng hơn số nửa đã mất vì căn bệnh ung thư quái ác, để lại những đứa trẻ mồ côi sống lay lắt trong căn nhà xiêu vẹo dưới triền đê.

Chí Toàn

Bạn có thể quan tâm