Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làng nghề lâu đời xứ Thanh tất bật vào vụ đèn Trung thu

Đến hẹn lại lên, làng nghề Mật Sơn (tỉnh Thanh Hóa) tất bật vào mùa làm đèn lồng phục vụ Tết Trung thu. Sản phẩm nơi đây được tiêu thụ trong lẫn ngoài tỉnh.

lang nghe den trung thu anh 1
Nghề làm hoa giấy xuất hiện trên đất Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) từ những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 2016, nơi đây đã được công nhận làng nghề với hơn 50 hộ sản xuất ra các sản phẩm từ chất liệu giấy cho ngày lễ tết, ngày xá tội vong nhân... Hơn 10 năm nay, người dân 3 khu phố Mật Sơn 1, Mật Sơn 2 và Mật Sơn 3 còn làm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ Tết Trung thu.
lang nghe den trung thu anh 2
Từ đầu tháng 8 âm lịch, xưởng làm đèn của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng (55 tuổi, phố Mật Sơn 2) chạy đua với thời gian để sản xuất đèn lồng. Ông cho biết để làm một chiếc đèn thì ít ai có thể hiểu hết sự kỳ công, cầu kỳ trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất.
lang nghe den trung thu anh 3
"Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi. Để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt, người thợ phải nấu tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến, phải phơi khô, vót thành từng thanh nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn", ông Hùng nói.
lang nghe den trung thu anh 4
Từ loại nhỏ 15 cm đến loại lớn 5 m, họ đều vót thủ công.  Việc tạo khung rất quan trọng, nếu không cẩn thận, tỉ mỉ thì khung đèn ông sao sẽ méo và không đẹp.
lang nghe den trung thu anh 5
Sau khi tạo khung, người thợ sẽ bắn đinh cố định vải và bạt in quanh khung tre.
lang nghe den trung thu anh 6
Bà Châu Thị Thanh (phố Mật Sơn 2) cho biết những năm trước, việc bọc đèn được làm bằng giấy hoặc bóng kính. Gần đây thị trường thay đổi, họ chuyển phải sang đèn bạt. "Đèn bạt vừa đẹp hơn, phong phú hơn và để ngoài mưa không hỏng", bà Thanh nói.

lang nghe den trung thu anh 7
Những bức tranh trang trí trên đèn ông sao và đèn kéo quân mỗi năm một khác nhau do thị trường và sự yêu thích của khách hàng. Người thợ làng Mật Sơn vẫn ưu tiên hình Bác Hồ với các cháu thiếu nhi hoặc những hình ảnh cây đa, chú Cuội, chị Hằng vào tâm đèn ông sao. Đó là cách nhắc nhở khéo léo về lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc của người Việt do người thợ tạo ra từ những chiếc đèn trung thu.
lang nghe den trung thu anh 8
Những ngày này, đường phố, ngõ ngách khu phố Mật Sơn nhộn nhịp xe cộ, thương lái ra vào mua bán đèn lồng.
lang nghe den trung thu anh 9
Những chiếc đèn lồng làng Mật Sơn không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn được bán cho các tỉnh lân cận. Đèn lồng loại nhỏ được bán với giá 100.000 đồng, loại to có giá 200.000 - 300.000 đồng. 

Gia đình cuối cùng giữ 'bí kíp' làm mặt nạ giấy bồi ở đất Hà Thành

45 năm với nghề, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa là những nghệ nhân cuối cùng giữ “bí kíp” làm mặt nạ giấy bồi - món đồ chơi từng được yêu thích dịp Tết Trung thu.








Phat hien gau ngua quy hiem hinh anh

Phát hiện gấu ngựa quý hiếm

0

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa đặt bẫy ảnh và ghi nhận một con gấu ngựa nặng khoảng 150 kg ở trong lâm phần đơn vị quản lý. Đây là loài gấu ngựa thuộc nhóm IB nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Nguyễn Dương

Bạn có thể quan tâm