Sự lo lắng về dịch virus corona khiến người dân ở khắp nơi trên thế giới vội vã mua khẩu trang, gây tình trạng cháy hàng.
|
Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng khiến người tiêu dùng khắp thế giới đổ xô mua khẩu trang. Nhiều doanh nghiệp thậm chí phải giới hạn lượng khẩu trang tối đa mà mỗi khách hàng có thể mua. Ngay cả gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng hạn chế những quảng cáo về khẩu trang trên trang web của hãng. Ảnh: EPA. |
|
Việc hàng trăm người Hàn Quốc xếp hàng dài để mua khẩu trang trở nên phổ biến. Tại một số quốc gia châu Á, nhiều tin đồn cho rằng giấy vệ sinh và giấy ăn có thể thay thế được khẩu trang kháng khuẩn khiến các mặt hàng này cũng được "săn đón" nhiệt tình. Ảnh: ABC News. |
|
Các trung tâm y tế trên toàn cầu hiện thiếu hụt khẩu trang, không chỉ bởi nhu cầu tăng cao mà còn vì các nguồn cung cấp ở Trung Quốc đang bị gián đoạn. Ảnh: Reuters. |
|
Theo Daily Mail, khoảng 50% số khẩu trang trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, quốc gia này gần đây đã giảm xuất khẩu mặt hàng này để tập trung phục vụ nhu cầu trong nước. Ảnh: Reuters. |
|
Sau khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ, doanh số khẩu trang tại nước này gia tăng chóng mặt. Nhà bán lẻ Home Depot đã phải giới hạn mỗi người chỉ được mua tối đa 10 khẩu trang N95. Ảnh: Getty. |
|
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định rằng việc đeo khẩu trang thuần túy không có khả năng bảo vệ người dùng khỏi virus corona. Ảnh: EPA. |
|
CDC cho biết nhóm người cần khẩu trang nhất là các nhân viên y tế và những người bị nhiễm bệnh hoặc có các triệu chứng như sốt, khó thở, để tránh lây lan sang người khác. Ảnh: Reuters. |
|
Các chuyên gia y tế cho biết nhiều người dân hiện vẫn mang khẩu trang sai cách, chẳng hạn như chỉ che miệng chứ không che mũi. Họ khẳng định rửa tay thường xuyên bằng xà phòng mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt hơn việc đeo khẩu trang. Ảnh: Reuters. |
|
Bên cạnh việc phòng chống lây nhiễm dịch Covid-19, nhóm khách hàng châu Á còn có thói quen mang khẩu trang để chống dị ứng, cảm lạnh, và khói bụi. Các nhà sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng như Medicom và 3M đã thuê thêm nhân công, gia tăng sản xuất khẩu trang. Ảnh: Getty. |
|
Nhiều kẻ lợi dụng cơn mua sắm hoảng loạn của người tiêu dùng để bán với giá cắt cổ. Cảnh sát tài chính Italy đã phạt 20 trường hợp đẩy giá bán khẩu trang tại thành phố Torino. Ảnh: PA. |
|
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ những người bị ho, sốt hoặc những người gặp chứng khó thở mới thật sự cần đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, việc khẩu trang bị mang sai cách, ẩm ướt, hoặc bị chính người sử dụng hắt hơi vào càng khiến khả năng nhiễm bệnh của người dùng trở nên cao hơn. Ảnh: Getty. |
virus corona
virus corona
Covid-19
cúm
dịch bệch
truyền nhiễm
lây lan
Vũ Hán
Trung Quốc
Hàn Quốc
khẩu trang