Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làn sóng sa thải lao động có thể tiếp diễn vào thời gian tới

Doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn về đơn hàng, tiếp cận vốn..., Ban IV đề xuất nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực.

Các doanh nghiệp cho biết đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: Việt Linh.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội Đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) vừa có báo cáo về kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp.

Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm. Ngược lại chỉ 13,5% cho biết sẽ giữ nguyên quy mô.

Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12,4%. Ban IV cho rằng đây là con số đáng báo động và tương đồng với báo cáo của Tổng cục Thống kê khi 4 tháng đầu năm có 77.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25.1% so với cùng kỳ 2022. Bình quân mỗi tháng có trên 19.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Gần 60% doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng

Trong số 7.333/9.556 doanh nghiệp còn hoạt động năm, cơ quan nghiên cứu cho biết có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Ban IV nhận định có thể làn sóng sa thải người lao động sẽ tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do những khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp.

Tính theo địa phương, TP.HCM có tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất (25,8%), sau đó đến Bình Dương (24%). Mức giảm 21-50% thì Bình Dương có tỷ lệ lớn nhất (26,6%), sau đó đến TP.HCM (25%).

Bên cạnh đó, có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.

Niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp. Theo Ban IV, có đến 81% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm.

Trong đó, doanh nghiệp ngành xây dựng; các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; doanh nghiệp tại TP.HCM thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.

DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC THÁNG CÒN LẠI CỦA NĂM
Khảo sát trên 9.556 doanh nghiệp. Nguồn: Ban IV
NhãnMở rộng quy mô mạnh mẽMở rộng quy mô vừa phảiGiữ nguyên quy môGiảm mạnh quy môGiảm nhẹ quy môTạm ngừng kinh doanhNgừng kinh doanh và chờ giải thể

% 0.73.613.538.510.512.410.9

Theo cơ quan nghiên cứu, các khó khăn, thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là: Khó khăn về đơn hàng (59%); khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51%); Thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45%); Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31%).

Trong bối cảnh khó khăn đó, doanh nghiệp cho biết sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.

Nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành sản xuất chủ lực

Trước thực trạng trên của doanh nghiệp, Ban IV đề xuất Thủ tướng chỉ đạo kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023.

Đồng thời, đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp tránh kéo dài như hiện nay. Một số cơ chế đặc biệt như cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng...

Đáng chú ý, cơ quan nghiên cứu đề xuất Thủ tướng nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không siết tín dụng với các nhóm bất động sản liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng sản xuất...

"Xem xét giảm mạnh lãi suất vay cho thuê, mua nhà ở xã hội. Đồng thời, xem xét các cơ chế để doanh nghiệp tham gia tín chấp, bảo lãnh cho người lao động trong quá trình này so với quy trình xét duyệt phức tạp theo diện 'đối tượng chính sách' như hiện nay để chủ trương phát triển nhà ở xã hội đi vào thực tiễn...", Ban IV kiến nghị.

sa thai lao dong anh 1

Doanh nghiệp ngành xây dựng có tỷ lệ dự kiến giảm quy mô lao động từ trên 5% lớn nhất (79,8%), trong đó có đến gần 30% dự kiến giảm trên 50% lao động. Ảnh: Hoàng Giám.

Cho phép ngân hàng thương mại được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn, giảm mạnh lãi suất vay cho thuê, mua nhà ở xã hội, xem xét cơ chế để doanh nghiệp tham gia tín chấp, bảo lãnh cho người lao động…

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cơ quan này cũng đề nghị sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại để doanh nghiệp ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất, kinh doanh.

"Hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (không quá 1 lần/năm) và không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính...", Ban IV kiến nghị.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Bộ trưởng Tài chính: Sửa hàng rào cũng phải chờ vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đề xuất cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các cơ sở, công trình.

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ngân hàng đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các ngân hàng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay, ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân.

Phó thủ tướng: Gói 120.000 tỷ không phải để 'giải cứu' bất động sản

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay mua, xây nhà ở xã hội chưa thể giải ngân, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương triển khai.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm