Bệnh tay chân miệng (HFMD) là loại virus truyền nhiễm rất phổ biến thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Dù bệnh dễ lây lan, các triệu chứng thường rất nhẹ. Hiểu đúng về bệnh và cách lây nhiễm virus có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về bệnh tay chân miệng mà nhiều người vẫn thường hiểu lầm.
Quan niệm 1: Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng
Theo Medical News Today, trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trẻ em từ 10 tuổi trở xuống có thể mắc phải tình trạng này. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan với người lớn, thậm chí họ có thể mang virus và lây truyền cho trẻ em – trường hợp dễ mắc bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh tay chân miệng nói chung không nghiêm trọng ở người lớn hoặc trẻ em. Phần lớn người bệnh khỏi tay chân miệng trong 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị bệnh lâu hơn.
Hiệp hội Da liễu Mỹ (AADA) cho biết hầu hết người lớn không gặp các triệu chứng nếu họ mắc bệnh. Những người mắc bệnh nói chung sẽ có các triệu chứng lành tính.
Tương tự mọi loại bệnh, vấn đề sức khỏe, những người bị suy giảm miễn dịch có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tay chân miệng.
Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải tạo cho trẻ nhỏ thói quen rửa tay hàng ngày và khi cần thiết (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi từ ngoài trở về nhà,…).
Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Life. |
Quan niệm 2: Các triệu chứng chỉ xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và miệng
Theo Mayo Clinic, mặc dù bệnh tay chân miệng thường gây ra các nốt phồng rộp đặc trưng trên bàn tay, bàn chân và miệng của người bệnh, các bộ phận khác của cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng.
Cả trẻ nhỏ và người lớn đều bị phát ban hoặc các nốt mụn nước trên mông do hậu quả của tình trạng này. Điều quan trọng là phải giữ cho các mụn nước sạch sẽ và không được chạm vào.
Quan niệm 3: Phụ nữ mắc bệnh không nên cho con bú
Điều này không đúng. Virus gây bệnh tay chân miệng không thể lây truyền qua sữa mẹ. Do đó, các bà mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ.
Các nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (chỉ bú sữa mẹ) có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi mắc bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh nhiễm virus khác.
Quan niệm 4: Bạn chỉ mắc tay chân miệng một lần trong đời
Bệnh tay chân miệng do một số loại virus gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Cosxackie A16, Coxsackie A5, A7, A9, A10 hoặc Coxsackie nhóm B như B2, B5 và EV-17. Vì vậy, việc nhiễm một loại virus sẽ không tạo ra khả năng miễn dịch chống lại các loại virus khác.
Quan niệm 5: Virus chỉ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc,... Các chủng siêu vi này làm cơ thể tăng bài tiết các dịch tiết khi mắc bệnh.
Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng và truyền qua tiếp xúc với các đồ vật bị bệnh nhân chạm vào. Đây có thể là dụng cụ ăn uống, tay nắm cửa, đồ chơi, mặt bàn,... Hầu như bất kỳ bề mặt hoặc vật thể nào bị chạm vào hoặc hắt hơi đều có thể chứa và lây lan virus.
Quan niệm 6: Virus không lây lan khi đã khỏi bệnh
Đây là một trong những lầm tưởng lớn nhất về bệnh tay chân miệng. Mặc dù các nốt mụn nước hoặc phát ban, người bị nhiễm bệnh vẫn tiếp tục lây lan virus trong 6 tuần trong phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách là điều hoàn toàn cần thiết trong ít nhất 1,5 tháng sau khi khỏi bệnh.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine Covid-19
Nhấn mạnh dịch bệnh dù được kiểm soát vẫn còn những diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu vaccine Covid-19.
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.