Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm sao để cán bộ, công chức Hà Nội có thu nhập tăng thêm?

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị nên quy định tổng quỹ lương của thành phố được xác định bằng tổng định mức biên chế bình quân chung của cả nước.

Sáng 26/3, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô sửa đổi, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu đoàn Hà Nội đánh giá, dự án đã thể hiện được tinh thần phân cấp, phân quyền cho Thủ đô phát triển.

GS. Hoàng Văn Cường đồng tình với quy định sử dụng nguồn tăng thu và nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chế độ chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.
Hoang Van Cuong Ha Noi anh 1
Hoang Van Cuong Ha Noi anh 1

GS. Hoàng Văn Cường đồng tình với quy định sử dụng nguồn tăng thu và nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chế độ chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.

GS. Hoàng Văn Cường đồng tình với quy định sử dụng nguồn tăng thu và nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chế độ chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. Qua đó, tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

“Tôi đề nghị nên quy định tổng quỹ lương của thành phố được xác định bằng tổng định mức biên chế bình quân chung của cả nước. Số biên chế thực tế của Hà Nội thấp hiện chỉ bằng 1/2 mức bình quân chung. Do vậy, phần còn lại của quỹ lương dư dôi do số lượng biên chế thực tế thấp chính là quỹ tiền lương tăng thêm của thành phố”, ông Hoàng Văn Cường cho hay.

Trên cơ sở đó, theo đại biểu đoàn Hà Nội, nếu Thủ đô càng sử dụng ít biên chế thì quỹ tiền lương tăng thêm càng nhiều và mức thu nhập tăng thêm của mỗi người càng cao, nhưng mức thu của từng cá nhân không bị giới hạn mà chỉ giới hạn tổng quỹ lương tăng thêm.

Rất tiếc vì "đất vàng" hai bên sông như bãi cỏ hoang

Liên quan đến phạm trù “thành phố thuộc thành phố”, theo ông Cường, thành phố thuộc Thủ đô là một thể chế đặc thù, ở đó có cả đô thị và nông thôn, nhưng nông thôn trong thành phố thuộc thủ đô cũng phải chịu quản lý theo quy chuẩn riêng.

“Mặc dù thành phố thuộc Thủ đô là đơn vị hành chính cấp hai như quận, huyện nhưng chức năng quản lý và vai trò quản lý hoàn toàn khác so với cấp quận, huyện. Vì vậy, cần có khái niệm về thành phố thuộc thủ đô và giao quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quy định các quyền năng và chính sách đặc thù, vượt trội của thành phố thuộc Thủ đô so với các quy định chung với các quận, huyện”, ông Cường đề nghị.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, rất cần thiết phải luật hóa việc khai thác các dòng sông vào phát triển đô thị của Thủ đô để khai thác những tiềm năng, lợi thế to lớn hai bên sông. Để từ đó, sông Hồng phải trở thành không gian cảnh quan đẹp, là trung tâm hội tụ các hoạt động của thành phố để trở thành không gian phát triển dịch vụ, thương mại sầm uất.

“Nhưng rất tiếc, hai bên bờ sông Hồng hiện bỏ hoang hóa, phát triển tự phát, nhếch nhác và nhiều tệ nạn xã hội, do không thể tổ chức khai thác vì vướng vào một quyết định về phòng chống lũ trên sông Hồng và sông Thái Bình, làm cho đất vàng hai bên sông tại Hà Nội cũng giống như bãi cỏ hoang hai bên sông ở các tỉnh khác”, đại biểu bày tỏ.

Vì vậy, theo ông, trong Luật Thủ đô phải có các quy định về khai thác hai bên sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang, gồm hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hành lang bảo vệ đê ngăn lũ.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội quan tâm đến Vùng đồng bằng sông Hồng trong dự thảo. Ông dẫn, Nghị quyết số 81 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy định Vùng đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

Đối với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quyết định số 198 của Thủ tướng quy định Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội và 6 tỉnh, thành: Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…

Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa xác định Vùng Thủ đô gồm những địa phương nào, ranh giới ra sao? Do đó, đề nghị xem xét bổ sung quy định xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô trong dự thảo Luật làm căn cứ thực tiễn cho việc quy định các chính sách liên kết vùng, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.

Bài liên quan

https://tienphong.vn/hien-ke-de-can-bo-cong-chuc-ha-noi-co-thu-nhap-tang-them-thoa-dang-post1623462.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm