Chuyên gia kinh tế Monika Schnitzer. Ảnh: AP. |
“Lạm phát sẽ vẫn là vấn đề trong năm 2024. (Tỷ lệ lạm phát) chỉ có thể quay lại mức 2% sau đó”, bà Schnitzer nói với truyền thông Đức, theo Reuters.
Theo bà Schnitzer, lạm phát vẫn ở mức cao vì các doanh nghiệp tăng giá thành khi phải đối mặt với chi phí đầu vào gia tăng. Dù vậy, bà không lo ngại về “vòng xoáy lương - giá” (tức hiện tượng giá tăng do tiền lương cao hơn) do các doanh nghiệp trong ngành hóa chất và luyện kim chỉ tăng lương một cách thận trọng.
Dù vậy, vị chuyên gia kinh tế tỏ ra quan ngại về việc giá điện vẫn ở mức cao. Theo bà, Berlin nên nghiên cứu xem xét kéo dài thời gian vận hành các nhà máy điện hạt nhân thêm 2-3 năm.
“Việc đặt hàng các thanh nhiên liệu mới ngay lúc này là điều hợp lý vì sẽ giúp chúng ta an toàn hơn trong mùa đông tới”, bà Schnitzer nói.
Đức từng có kế hoạch chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân từ cuối năm 2022. Dù vậy, tháng 10 vừa qua, chính phủ Đức quyết định kéo dài thời gian vận hành các nhà máy tới tháng 4 để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trước đó, hôm 15/12, Quốc hội Đức cũng đã thông qua khoản chi trị giá khoảng 100 tỷ euro để áp giá trần với giá điện và giá khí đốt từ năm 2023.
Theo đó, giá khí đốt sẽ bị áp mức trần 12 cent/kWh, còn mức trần giá điện là 40 cent/kWh. Các mức giá này sẽ được áp dụng với 80% lượng năng lượng tiêu thụ của năm trước đó.
Khoảng 25.000 doanh nghiệp lớn sẽ nhận được mức ưu đãi lớn hơn: 7 cent/kWh với khí đốt và 13 cent/kWh với điện. Dù vậy, họ chỉ được ưu đãi tối đa 70% mức tiêu thụ của năm 2022, Reuters cho biết.
Bản sắc Liên minh châu Âu
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.