Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát đỉnh điểm, 15 USD/quả trứng ở Venezuela

Theo các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát ở Venezuela năm nay có thể lên tới 1.200%. Đồng tiền quốc gia mất giá kéo theo giá hàng hóa "cắt cổ", quả trứng có giá 15 USD (gần 350.000 VND).

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính lạm phát ở Venezuela lên tới 720% trong năm nay. Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu lạc quan bởi theo những nhà phân tích kinh tế, tỷ lệ này thậm chí sẽ cao tới mức 1.200%.

Giá dầu thế giới giảm mạnh là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng kinh tế bi đát như hiện nay tại Venezuela bởi dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, chiếm phần lớn nguồn thu ngoại tệ. Các nhà chỉ trích cũng cáo buộc chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro chi tiêu cho phúc lợi xã hội vô tội vạ và chương trình trợ cấp dầu cho Cuba cùng một số nước khác, theo Los Angeles Times.

Tiền mất giá, hàng hóa đắt "cắt cổ"

Maria Linares, bà mẹ đơn thân 42 tuổi, là kế toán của một cơ quan chính phủ. Cô sống ở khu vực ngoại ô nghèo khó của thủ đô Caracas.

Thu nhập hàng tháng của Linares, gồm trợ cấp thực phẩm, là 27.000 bolivar (2.700 USD). Theo tỷ giá chính thức, 1 USD bằng 10 bolivar. Tuy nhiên, do đồng tiền mất giá nên 1 USD có thể được đẩy lên tới 1.000 bolivar ở thị trường chợ đen. Do đó, số tiền mà Linares kiếm được hàng tháng không đủ để cô trang trải phí sinh hoạt.

Hồi tháng 12/2015, Linares chi khoảng một nửa tiền lương để mua các nhu yếu phẩm. Hiện giờ, toàn bộ số tiền kiếm cô kiếm được chỉ đủ nuôi hai con nhỏ. Các bé chỉ ăn sắn, trứng và bánh bột ngô kèm bơ và chuối.

“Lần cuối cùng chúng tôi ăn thịt gà là tháng 12 năm ngoái”, cô nói.

lam phat dinh diem,  150 USD/chuc trung o Venezuela anh 1

Người dân xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm bên ngoài một siêu thị ở thủ đô Caracas. Ảnh: AP

Theo Linares, địa điểm mua thực phẩm và các vật dụng thiết yếu rẻ là tại các cửa hàng do chính phủ điều hành, như Mercal và Bicentenario vì giá được điều chỉnh. Tuy nhiên, người dân phải xếp hàng qua đêm và thậm chí về nhà mà không mua được gì vì mọi sản phẩm đều được bán hết trước đó hoặc bị cướp khi họ rời cửa hàng.

“Lần cuối cùng tôi mua thực phẩm tại cửa hàng Mercal là 3 tháng trước. Họ bán cho tôi 1 kg gạo, 1 kg mì ống, 1 kg đường và 1 lít dầu ăn với khoảng 1.540 bolivar (khoảng 155 USD). Ngoài các hàng hóa quy định, tôi phải bỏ thêm 400 bolivar để mua một quả dưa hấu”, cô kể.

Tại Mercal, một chục trứng được bán với giá 450 bolivar hồi tháng 12/2015, trong khi giá bán chính thức hiện nay là 1.020 bolivar. Nhưng Linares nói cô chưa bao giờ mua được trứng ở Mercal. Thay vào đó, bà mẹ đơn thân mua chúng từ những người hàng rong với giá khoảng 1.500 bolivars (khoảng 150 USD) cho 12 quả.

Các mặt hàng thực phẩm khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Giá 454 gram sắn là 300 bolivar (30 USD) còn bột ngô là 9,5 bolivar (gần 1 USD) cho 454 gram.

lam phat dinh diem,  150 USD/chuc trung o Venezuela anh 2

Nhiều siêu thị ở Venezuela luôn trong tình trạng “cháy” hàng. Ảnh: Archivo

Chìm sâu trong khủng hoảng

Trong những tuần gần đây, chính phủ Venezuela phải áp dụng biện pháp được cho là tuyệt vọng nhất để tiết kiệm điện là đóng cửa gần như hoàn toàn nhiều cơ quan chính phủ, chỉ làm việc 2 nửa buổi mỗi tuần. Tuy nhiên, đây dường như là khởi đầu cho cấp độ mới của khủng hoảng. Điện, nước đang được phân phối chia theo khẩu phần.

Ngoài điện, quốc gia Nam Mỹ cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Tình trạng thiếu điện và thiếu nước càng khiến đời sống của 30 triệu người dân Venezuela vốn lao đao vì khủng hoảng kinh tế nay lại càng khó khăn.

Trong khi đó, việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị cơ bản, thiếu bác sĩ cùng tình trạng mất điện thường xuyên khiến hoạt động cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện công Venezuela trì trệ.

lam phat dinh diem,  150 USD/chuc trung o Venezuela anh 3

Rất đông người biểu tình phản đối chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đổ ra đường ở thủ đô Caracas hồi tháng 5. Ảnh: AP

Chính phủ Venezuela cho rằng, tình cảnh người dân quốc gia này đang phải chịu đựng là hậu quả của cuộc “chiến tranh kinh tế” có liên quan tới chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng Venezuela đang gánh hậu quả của những năm quản lý kinh tế yếu kém, bao gồm cả sự phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu.

Trong bối cảnh hiện nay, phe đối lập cho rằng cần tổ chức cuộc trưng cầu ý dân càng sớm càng tốt. Theo Hiến pháp Venezuela, nếu một cuộc trưng cầu được tổ chức trước thời điểm cuối năm, việc bỏ phiếu tín nhiệm Tổng thống Nicolas Maduro sẽ kéo theo cuộc bầu cử mới.

Phe đối lập mô tả Venezuela hiện nay như “quả bom hẹn giờ có thể nổ bất cứ lúc nào” và xã hội sẽ “bùng nổ” nếu ông Maduro tìm cách ngăn cuộc trưng cầu ý dân.

Bệnh viện Venezuela như ở thế kỷ 19 vì khủng hoảng kinh tế

Thiếu thuốc, trang thiết bị cơ bản, đội ngũ bác sĩ cùng tình trạng mất điện thường xuyên khiến hoạt động cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện công Venezuela trì trệ.

Cuộc sống của những 'tỷ phú nghèo' ở Zimbabwe

Người dân Zimbabwe đang đối mặt với cảnh nghèo đói trầm trọng khiến nhiều người phải rời quê hương, dù bất kỳ ai tại đây đều có thể trở thành "tỷ phú" với một tờ đôla nội tệ.


Hải Anh

Bạn có thể quan tâm