Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát đang hạ nhiệt

Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với việc EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, giá điện sinh hoạt tăng đã kéo CPI tháng 6 đi lên, nhưng vẫn giảm đáng kể so với tháng 1.

Chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Ảnh: Việt Linh.

Chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Ảnh: Việt Linh.

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê chỉ ra trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ghi nhận mức tăng 0,27% so với tháng trước và 2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 3,29%.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 tăng 0,57% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm.

Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực chỉ tăng nhẹ 0,09%; nhóm thực phẩm tăng 0,72%, tác động làm CPI tăng 0,15 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,42%, tác động tăng 0,04 điểm phần trăm.

Trong khi đó, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 6 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 2,72%.

Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 4/5.

Bên cạnh các mặt hàng tăng giá, có một số mặt hàng giảm giá như giá gas trong tháng giảm 8,15% so với tháng trước. Giá dầu hỏa giảm 2,41% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 1/6, 12/6 và 21/6. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,13% do giá thép giảm khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới giảm.

Xét 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35%, tháng 4 tăng 2,81%, tháng 5 tăng 2,43% và đến tháng 6 mức tăng còn 2%.

Created with Highcharts 8.2.2%Mức tăng CPI so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu nămDữ liệu: Tổng cục Thống kêTháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6123456
Mức tăng CPI so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Nhãn Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

% 4.89 4.31 3.35 2.81 2.43 2

Nguyên nhân chủ yếu là giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2 đã giảm mạnh 11,98% trong tháng 6.

Bình quân 6 tháng đầu năm, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 1,24 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,74% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng, tác động làm CPI tăng 0,17 điểm phần trăm.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế, chính trị

Tổng cục Thống kê

Chỉ số giá vé máy bay tăng 65,72%; giá vé tàu hỏa tăng 32,34%; giá vé ôtô khách tăng 11,12% do nhu cầu đi du lịch trong dịp Lễ, Tết, dịp hè của người dân tăng.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 3,6%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI tăng 0,77 điểm phần trăm.

Giá gạo trong nước tăng 2,39% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI tăng 0,06 điểm phần trăm.

Giá điện sinh hoạt tăng 3,12% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN, tác động làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm.

Trong khi đó, giá dầu hỏa giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 18,27% theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,66 điểm phần trăm. Giá gas trong nước giảm 9,99% theo giá thế giới, tác động làm CPI giảm 0,15 điểm phần trăm.

"Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế, chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và xung đột quân sự Nga - Ukraine, chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước và tăng trưởng chậm lại, lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cao", Tổng cục Thống kê nhận định.

Ngoài CPI, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,24%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 5,42%.

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 0,52% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa giảm 3,85%; tỷ giá thương mại hàng hóa tăng 3,47%.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Bài liên quan

Fed liệu có tăng lãi suất trở lại

Fed liệu có tăng lãi suất trở lại

Giới đầu tư tin rằng trong cuộc họp tiếp theo, Fed sẽ tăng lãi suất trở lại sau khi tạm dừng vào tháng 6. Triển vọng Fed cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay cũng thấp đi đáng kể.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm