Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm giàu từ giống bưởi quý Quế Dương

Từ một cây bưởi tổ, đến nay giống bưởi quý Quế Dương ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội) đã được nhân ra hàng chục ha. Nhiều hộ đã giàu lên từ việc trồng loại cây này.

Bảo tồn giống bưởi quý

Ở xã Cát Quế vẫn còn tồn tại gần chục cây bưởi cổ thụ, nhưng cây già nhất và được người dân nơi đây cho là bưởi “tổ” là của cụ Nguyễn Thị Minh (91 tuổi) ở thôn Tam Hợp. Cụ cho biết trước đây bố cụ có một cây bưởi rất to, quả sai, to, chín sớm và đặc biệt ăn rất thơm ngon, có thể để được tới 5-6 tháng mà không thối.

Bảo tồn và phát triển giống bưởi quý Quế Dương, hướng làm giàu của người dân xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội).
Bảo tồn và phát triển giống bưởi quý Quế Dương, hướng làm giàu của người dân xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội).

Ông Cao Minh Tuyến, Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, bưởi Quế Dương là 1 trong 4 cây kinh tế mũi nhọn của huyện, bởi nó có nhiều đặc điểm ưu Việt. “Bưởi Quế Dương quả to, mọng, chín vỏ vàng rất đẹp, tôm ráo, vị ngọt vừa (không đậm như bưởi Diễn) nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra bưởi còn sớm ra quả, năng suất cao, chín sớm (khoảng rằm tháng 8 đến tết) và khả năng kháng sâu bệnh, chịu úng rất tốt”, ông Tuyến cho biết thêm.

Cũng theo ông Tuyến, vừa qua Sở NNPTNT Hà Nội đã tiến hành tuyển chọn thành công 13 cây đầu dòng để bảo tồn và nhân giống. Trước đó, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai Dự án “Bảo tồn và phát triển nguồn gene bưởi chím sớm Quế Dương”.

Làm giàu từ cây đặc sản

Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25ha bưởi Quế Dương, chủ yếu tập trung ở xã Cát Quế là chính.  

"Huyện đang khuyến khích người dân trồng bưởi theo quy trình VietGAP và tiến tới xin cấp chứng nhận bảo hộ, chỉ dẫn địa lý, qua đó vừa khẳng định thương hiệu bưởi Quế Dương, vừa nâng cao giá trị kinh tế từ trồng bưởi”, ông Nguyễn Như Hảo

Ông Tuyến cho biết, Hoài Đức đã có kế hoạch nhân rộng điện tích bưởi đạt 50ha vào năm 2015, để đạt được mục tiêu này huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân về vay vốn, phân bón… trong đó nhiều hộ đã giàu lên từ việc trồng bưởi quý.

 

Ông Nguyễn Huy Chung trồng 3 sào bưởi Quế Dương, với gần 50 gốc, trong đó gần chục cây hơn 20 năm tuổi cho biết: “Bưởi Quế Dương to hơn bưởi Diễn, mỗi quả nặng từ 1,2-1,5kg và sai hơn gấp 2-3 lần, có cây lên đến hàng trăm quả, với giá 16.000-20.000 đồng/quả như năm ngoái tôi thu gần 130 triệu đồng”, ông Chung khoe.

'Vua' bưởi đỏ xứ Mường

Sau nhiều năm lăn lộn với cây, với đất, ông Trần Văn Hùng ở tỉnh Hòa Bình đã phục tráng và nhân thành công giống bưởi đỏ nổi tiếng xứ Mường.


Khi hỏi về năng suất của bưởi, người dân nơi đây kể ra một loạt những cây bưởi có tới 500-600 quả/cây. Đặc biệt năm 2006, cây bưởi của ông Nguyễn Văn Thọ, ở thôn Cát Ngòi đã lập kỷ lục với 900 quả. Ông Thọ chia sẻ: “Từ trước tới nay tôi cũng chưa từng chứng kiến cây bưởi nào sai quả đến thế. Tổng thu được hơn tấn quả, với thời giá khi đó thôi bán được gần 6 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Như Hảo, Chủ tịch Hội Nhân dân xã Cát Quế cho biết, xã có khoảng 3.000/3.300 hộ hộ trồng bưởi Quế Dương. Nhà ít thì vài cây, nhiều thì 5-7 sào, thậm chí có hộ gần mẫu. “So với bưởi Diễn, bưởi Quế Dương có nhiều ưu điểm hơn hẳn, đặc biệt là khả năng kháng sâu bệnh, úng ngập, môi trường, nên dường như năm nào cũng được mùa và có giá trị kinh tế cao”.

http://danviet.vn/nong-thon-moi/lam-giau-tu-giong-buoi-quy-que-duong/20140519125626162p1c34.htm

Theo Nông Nghiệp

Bạn có thể quan tâm