Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm gì khi mối quan hệ của bạn trong trạng thái bất ổn?

Nói dối về tình trạng cảm xúc, phớt lờ nhu cầu đối phương, thiếu sẻ chia… khiến bạn chai sạn sự thông cảm. Đây cũng là nguồn cơn dẫn đến kết cục “khép cửa” mối quan hệ.

Tâm tư chênh vênh và xa cách cảm xúc là hệ quả của quá trình mâu thuẫn nhu cầu và sự thấu hiểu. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào trạng thái băn khoăn: “Liệu mình có thực sự cần người kia như đã từng?”.

Đừng “ngó lơ” những khoảng cách vô hình

Miệt mài tăng ca ở văn phòng đến 21h, Hoàng Khôi (24 tuổi, TP.HCM) chợt nghe tiếng đồng nghiệp video call với vợ. Trong cuộc trò chuyện thủ thỉ câu được câu mất, Khôi nghe anh giới thiệu với bà xã về những người đang ngồi cạnh, về công việc chưa kịp hoàn thành, cả những nỗi lo khi mai phải tăng ca vì deadline “dí”. Trong lời kể say sưa, anh không giấu được sự hạnh phúc khi được bà xã quan tâm, đôi chút xót xa khi thấy vợ con lo lắng cho sức khỏe của mình.

Cuộc gọi khép lại nhưng Khôi vẫn ngẩn ngơ. Anh giật mình khi không nhớ rõ lần gần nhất dành thời gian tâm sự sâu, kể chuyện lâu với bạn gái là lúc nào. Giai đoạn tình yêu chớm nở hồi đại học, anh và nửa kia thường dành cả đêm để tâm tình qua màn hình smartphone bé tẹo. Những khao khát mãnh liệt muốn ở bên nhau dần vơi bớt khi cả hai lao đầu vào xã hội, bó mình vào công việc và deadline.

Giờ đây, nhiều lúc trăn trở tài chính, anh ngại san sẻ vì lo bạn gái nghĩ suy. Rắc rối gia đình cũng bị anh giấu nhẹm vì nghĩ “không giải quyết được, còn khiến cô ấy nặng lòng”. Guồng quay căng thẳng dần khiến anh phớt lờ nhu cầu trò chuyện của đối phương, ậm ừ cho qua khi nghe bạn gái kể về nỗi mỏi mệt sau ngày dài.

Nhiều đêm cơ thể rã rời vì tăng ca, anh vẫn thức trắng. Anh biết cả hai đang rạn nứt, nguội lạnh, thậm chí đôi lúc tự hỏi: “Liệu còn cần nhau không?”. Nhưng giữa những rối bời, anh và bạn gái chưa tìm được lối ra cho mối quan hệ.

Prudential,  minh con can nhau anh 1

Việc ít dành thời gian cho nhau, hạn chế chia sẻ có thể trở thành rào cản trong mối quan hệ tình cảm.

Để con gái xuất ngoại du học khi tròn 17 tuổi là quyết định khó khăn của chị Bích Trâm (39 tuổi, Hà Nội). Từng là du học sinh, chị hiểu rõ được - mất khi cho con đôi cánh để trở thành công dân toàn cầu. Con đi du học 3 tháng, dù hàng tuần nói chuyện qua các cuộc gọi video, chị vẫn cảm giác sự sẻ chia khó đong đầy.

“Tôi biết con chỉ lựa chuyện vui kể, mấy nỗi buồn hay khó khăn giấu hết vì sợ mẹ phiền lòng. Vài phút qua điện thoại làm sao con được xoa dịu. Khi nỗi lo lắng xuống, tôi tự hỏi con có cần mình không?”, chị tâm sự.

Điều trước nay chị tự hào là giúp con cảm thấy bớt gánh nặng khi gặp vấn đề ngoài xã hội nay lại khiến chị rơi vào khủng hoảng. Chị chênh vênh khi vai trò của bố mẹ trong cuộc đời con ngày càng thu hẹp.

Prudential,  minh con can nhau anh 2

Khoảng cách thế hệ dần nảy sinh khi chúng ta không dành đủ thời gian cho người thân yêu.

Tìm lời giải từ bài test tâm lý học cá nhân hóa

Dù thuộc hai thế hệ, trăn trở câu chuyện riêng, anh Hoàng Khôi và chị Bích Trâm đều có điểm chung là nhận thức rõ bất ổn trong các mối quan hệ: Rạn nứt tình cảm lứa đôi và sự xa cách giữa thế hệ trong gia đình. Thấu hiểu bản thân cần đối phương như một phần quan trọng của cuộc đời, họ nỗ lực tìm lời giải để duy trì sự kết nối.

Prudential,  minh con can nhau anh 3

TS Tô Nhi A đồng hành cùng Prudential giúp mọi người lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc.

Thông qua bài kiểm tra trực tuyến của Prudential, giúp đánh giá mối quan hệ gia đình cũng như giải tỏa trăn trở riêng tư trong cuộc sống hôn nhân, cả hai tìm thấy hướng đi cho riêng mình. Điểm đặc biệt của bài test là gói gọn trong ba câu hỏi đơn giản, gồm: Bạn muốn gặp ai ngay lúc này? Bạn muốn gặp họ để làm gì? Vì sao bạn lại muốn làm điều đó? Chỉ mất 2-3 phút trả lời, anh Khôi và chị Trâm dễ dàng “đọc vị” nguồn cơn sự bất ổn trong mối quan hệ. Đặc biệt, họ nhận được lời khuyên và giải pháp cụ thể, chuyên sâu từ Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A.

Nếu chị Trâm nhận thức rõ trên hành trình làm cha mẹ, ai cũng phải trưởng thành và nhanh chóng “tốt nghiệp khóa học làm quen với việc không có lũ trẻ ở bên”, anh Khôi lại quyết định bỏ lại mọi áp lực, deadline… để dành thời gian hẹn hò lãng mạn tại gia cùng bạn gái. Trên hết, họ mở lòng để chuyện trò với người thương yêu về nỗi lắng lo, nhằm tìm sự thấu hiểu nơi đối phương, từ đó vun đắp cảm xúc “cần nhau” - điều mà TS Tô Nhi A nhận định là nền tảng cho mọi mối quan hệ bền vững.

Nếu đang trăn trở nỗi niềm như anh Hoàng Khôi và chị Bích Trâm hay đối mặt vấn đề bất ổn trong mọi mối quan hệ, bạn có thể tìm lời giải qua bài test của Prudential tại đây. Đặc biệt, với sự đồng hành của TS Tô Nhi A và KOL trong livestream tư vấn tâm lý chuyên sâu trên fanpage Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam ngày 13/4, độc giả có thể đánh giá “chất lượng” mối quan hệ để gìn giữ tình cảm bền lâu.

Chuỗi nội dung về tâm lý “Mình còn cần nhau” do Prudential Việt Nam kết hợp TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A thực hiện. Mỗi bài viết là những chia sẻ về kiến thức tâm lý nhằm giúp các gia đình lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc lâu bền. Độc giả xem thêm các bài viết tâm lý khác tại đây.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm