Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm chủ từ 30 triệu đồng

30 tuổi, chỉ với bằng trung cấp nghề nhưng Phạm Nhật Phúc Thịnh hiện là giám đốc một doanh nghiệp cơ khí với 30 công nhân cùng nhiều đơn hàng xuất đi Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan.

Cơ ngơi ấy được Phúc Thịnh xây dựng nên từ 30 triệu đồng tích cóp được và mượn bạn bè năm năm trước.

Giữa tháng 5, hội thảo khoa học hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp được Cao Đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng tổ chức. Phạm Nhật Phúc Thịnh được mời về dự với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là doanh nghiệp đóng góp cho chương trình đào tạo của nhà trường. Trong tham luận gửi hội thảo, bên cạnh góp ý về chương trình đào tạo, Thịnh “dành chút thời gian kể về quá trình làm việc của bản thân”.

Phạm Nhật Phúc Thịnh (giữa) cùng những công nhân của mình.
Phạm Nhật Phúc Thịnh (giữa) cùng những công nhân của mình.

Bạn kể: “Ngày ra trường tôi cũng đi xin việc như bao bạn khác cùng học và tốt nghiệp. Còn nhớ khi ấy tôi làm trong một công ty ở vị trí đúng chuyên ngành được học là vận hành cơ khí, được trả mức lương khiêm tốn tương đương lao động phổ thông. Tôi bắt đầu làm quen, học hỏi, kết hợp kiến thức được học ở trường và thực tế.

Sau ba tháng làm việc, tôi được lên vị trí tổ trưởng. Một năm sau tôi làm trưởng phòng sản xuất. Sau bốn năm tôi rời phòng máy sản xuất và chuyển sang phòng thiết kế. Làm ở đây hai năm, tôi đảm nhận vị trí trưởng phòng thiết kế của một công ty có 200 lao động. Khi ấy do có những hạn chế về sáng tạo, môi trường làm việc cộng với niềm đam mê cơ khí nên tôi quyết định rời bỏ công việc. Tôi muốn mở một công ty do chính mình gây dựng, làm chủ.

Thời gian đầu, với số tiền dành dụm và mượn bạn bè tôi mua được máy phay CNC đầu tiên. Có máy, tôi cố gắng hoàn thành tốt các đơn hàng nhỏ khách hàng đặt và tìm thêm nguồn hàng. Làm được bao nhiêu tiền tôi lại để dành tái đầu tư vào hệ thống máy móc để sản xuất. Sau năm năm thành lập, hiện công ty của tôi đã trang bị trên mười máy tiện, phay CNC và một số máy móc khác. Chúng tôi cũng liên kết với những đối tác có chung đơn hàng trong nước và những đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan...”.

Bí quyết thu tiền tỷ của 'vua' ngao Sơn Hải

Từ tay trắng, anh Thái Bá Khang ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ngao Bến Tre trên bãi biển quê nhà, thu nhập mỗi năm hơn chục tỷ đồng.

Làm tốt tối đa trong khả năng của mình

Sau buổi hội thảo, chúng tôi đến thăm xưởng cơ khí của Phúc Thịnh trên đường Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân (TP. HCM). Văn phòng của chàng giám đốc trẻ trưng bày những máy bay mô hình điều khiển từ xa rất đẹp. Cạnh đó là những loại linh kiện tinh xảo của máy bay này do công ty của Thịnh sản xuất. “Chúng tôi làm sản phẩm theo đơn đặt hàng. Những linh kiện máy bay mô hình này là của những người chơi đặt. Chúng tôi cũng cung cấp linh kiện đồ chơi cho khách hàng ở Thái Lan”, Phúc Thịnh chia sẻ.

Bên cạnh văn phòng công ty là nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông. Ở đó, những nam công nhân trẻ mặc áo thun đen đồng phục công ty say sưa bên máy tiện, phay, bào cắt gọt kim loại. Trong tiếng máy chạy rè rè, tiếng cưa cắt kim loại, Thịnh đi kiểm tra từng sản phẩm, trao đổi với công nhân về công việc. Anh cho biết hầu hết công nhân làm việc ở đây đều tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng cơ khí và cả học viên thực tập. Lương tháng trung bình của công nhân 4-6 triệu đồng/người.

Những ngày đầu khi mới từ bỏ vị trí trưởng phòng thiết kế để “ra riêng”, Thịnh bảo lúc ấy tâm lý của mình “khác dữ lắm”. Phúc Thịnh kể: “Cái cảm giác tự làm chủ công việc của mình với tôi thật đặc biệt. Mua được cái máy đầu tiên tôi vật lộn với các đơn hàng từng ngày. Đơn hàng nhiều lên làm không xuể, tôi thuê một người rồi hai người, năm người... Giờ đây tôi thuê nhà xưởng ở đây để làm. Tiền máy móc tôi đầu tư tất cả đã 5 tỷ đồng”.

Nhìn lại chặng đường đã qua, chàng giám đốc trẻ bảo rằng mình luôn đam mê, hết mình trong công việc. “Hồi đi học tôi cũng luôn cố gắng để là người giỏi nhất lớp. Ra trường đi làm tôi cố gắng giỏi nhất công ty. Giờ mở công ty tôi luôn chú ý trau chuốt từng chi tiết, sản phẩm. Tôi luôn cố gắng làm tốt tối đa trong khả năng của mình...”, Thịnh đúc kết.

Ra trường được 10 năm, Thịnh bảo mình luôn ý thức về bổn phận, trách nhiệm của người đi trước đối với lớp đi sau. “Tôi đang nhận học sinh về thực tập với mục đích giúp các bạn làm quen môi trường làm việc chuyên nghiệp, có những kiến thức mà đôi khi ở trường không được học. Là người tuyển dụng, tôi luôn đặt đạo đức nghề nghiệp của ứng viên lên trước tiên rồi mới đến chuyên môn”, chàng giám đốc trẻ nói.

 

Sử dụng được tiếng Anh vì... xấu hổ

“Hồi mới ra trường tôi cũng chỉ biết sơ sơ tiếng Anh từ trường dạy, nhưng đi làm không sử dụng được bao nhiêu. Đến khi giao dịch với khách hàng ở nước ngoài cần phiên dịch bên cạnh, lúc đó mới thấy mình không nói được tiếng Anh rất xấu hổ nên tự học. Hiện công việc hằng ngày tôi cũng thường xuyên phải chat, email với khách hàng bằng tiếng Anh”, Phạm Nhật Phúc Thịnh kể.

 

 

Từ anh thợ hồ đến thu nhập 1.500 USD/tháng

Người ta mất 12 năm đèn sách cho mảnh bằng tú tài, anh mất 25 năm. Những học kỳ đứt đoạn vì khó khăn cuộc sống, cả vì tai nạn suýt tước đi mạng sống... đều không thể đốn ngã anh.


Sử dụng được tiếng Anh vì... xấu hổ

“Hồi mới ra trường tôi cũng chỉ biết sơ sơ tiếng Anh từ trường dạy, nhưng đi làm không sử dụng được bao nhiêu. Đến khi giao dịch với khách hàng ở nước ngoài cần phiên dịch bên cạnh, lúc đó mới thấy mình không nói được tiếng Anh rất xấu hổ nên tự học. Hiện công việc hằng ngày tôi cũng thường xuyên phải chat, email với khách hàng bằng tiếng Anh” - Phạm Nhật Phúc Thịnh kể.


http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/609851/lam-chu-tu-30-trieu-dong.html

Theo Hà Bình/ Báo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm