Vào 17h06 ngày 5/10, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đo được trận động đất có độ lớn 4,1 độ richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ 14,895 độ vĩ Bắc, 108,191 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km, khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).
Sau đó hơn 1 phút, một trận động đất khác có độ lớn 3,5 độ richter cũng xảy ra tại vị trí có tọa độ 14,890 độ vĩ Bắc, 108.197 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
Vị trí động đất xảy ra ở huyện huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu. |
Đến 17h32 cùng ngày, trận động đất có độ lớn 3,3 độ richter, độ sâu chấn tiêu 8,1km tiếp tục xảy ra tại vị trí trên.
"Cả 3 trận động đất đều được đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai là 0", đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.
Trước đó, trong ngày 28/7, tại địa bàn huyện Kon Plông xảy ra trận động đất với độ lớn 5 độ richter, rủi ro thiên tai cấp độ 2. Đây là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực. Trận động đất này đã làm một số trụ sở cơ quan đơn vị và nhà dân bị bong tróc gạch ốp lát. Người dân các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung cảm nhận được dư chấn, rung lắc.
TS. Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, đây là những trận động đất kích thích, gây ra bởi hồ chứa thủy điện.
Trong vòng khoảng hơn 100 năm (từ năm 1903 - 2020), khu vực huyện Kon Plông chỉ ghi nhận khoảng 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 độ richter trở lên. Đến giai đoạn từ năm 2021 - 8/2022 đã xảy ra gần 200 trận động đất.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.