Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lại ùn tắc khi rút tiền tại ATM

Bắt đầu vào cao điểm chi lương và thưởng tết cho người lao động, vì vậy rút tiền tại máy ATM đã bắt đầu khó khăn hơn.

Lại ùn tắc khi rút tiền tại ATM

Bắt đầu vào cao điểm chi lương và thưởng tết cho người lao động, vì vậy rút tiền tại máy ATM đã bắt đầu khó khăn hơn.

Có mặt tại buồng ATM đặt ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) 18h30 ngày 30/1, từng đoàn công nhân, người lao động bắt đầu xếp hàng. Vẫn còn đội mũ bảo hiểm, anh Vinh, công nhân Công ty FABV (Nhật) chuyên sản xuất dây điện cho ôtô, cho biết vừa tan ca đã phải tranh thủ chạy ngay ra trụ ATM để rút tiền mua sắm ít quà tết gửi về quê. “Phải lo trước vì mấy ngày nữa hàng loạt công ty trả lương, thưởng tết nên sẽ khó rút tiền. Mấy năm trước giáp tết ATM kẹt cứng, sự cố liên tục”, anh Vinh nói.

Nhiều công nhân xếp hàng chờ rút tiền bên máy ATM ở KCX Tân Thuận, TP.HCM tối 30/1.

Đứng chờ 3-4 lượt mới đến phiên được rút tiền, nhưng sau khi đưa thẻ vào máy, nhập mật khẩu, chọn số tiền cần rút thì máy nhả thẻ ra, báo lỗi. Thở dài, chị Tiên, công nhân công ty Tosok, nói “chắc máy lại hết tiền” và lặng lẽ xếp hàng lại ở máy ATM kế bên. Tuy nhiên đến lượt máy này chỉ nhả tiền 50.000 đồng, mỗi đợt rút tối đa chỉ được 1,5 triệu đồng. “Tôi không biết nên nhập số tiền cần rút là 3 triệu đồng, lần nào máy cũng báo vượt số lượng tờ tiền chi trả mỗi lần, mãi mới biết máy gần hết tiền, chỉ còn mệnh giá nhỏ”, chị Tiên nói.

Ở một số máy khác chỉ trả tiền mệnh giá 500.000 đồng. Nhiều người muốn rút 100.000-200.000 đồng chi tiêu không thực hiện được. Sau nửa tiếng đứng quan sát tại trụ ATM này, đến 19h, chúng tôi thấy có một máy đã hết tiền, vài máy khác có dấu hiệu sắp hết tiền khi chỉ còn chi các tờ tiền mệnh giá nhỏ, trong khi đó từng tốp công nhân tan ca vẫn liên tục tấp vào rút tiền. Phía ngoài trụ ATM, xe cộ, người chờ đợi la liệt.

Trước đó, ngày 28/1, dù không rơi vào thời điểm chi lương nhưng chỉ sau 20g tại Khu chế xuất Linh Trung 2, Thủ Đức, dù được bố trí hơn 10 trụ ATM nhưng vẫn có một vài máy trục trặc. Tại Khu công nghiệp Bình Chiểu (Thủ Đức), người rút tiền đối mặt với một nỗi lo khác là an ninh do các máy ATM này được bố trí ở nơi khá hẻo lánh. Ngày 28/1, nhiều công nhân kể họ thường phải đi hai người, luân phiên một người giữ xe, một người vào rút tiền. Số khác rủ nhau đi bộ cho chắc ăn. Ngay tại máy ATM này còn lắp hẳn biển cảnh báo “khóa xe vẫn mất” để công nhân đề phòng.

“Không căng bằng năm trước”

Ông Lê Huỳnh Hà, trưởng phòng ATM ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.HCM, đánh giá bắt đầu vào cao điểm chi lương thưởng tết cho người lao động nhưng năm nay không căng như những năm trước do tình hình kinh tế khó khăn, lương, thưởng tết cũng bị ảnh hưởng. Theo ông Hà, thông thường trước tết một tuần các doanh nghiệp mới bắt đầu chi lương thưởng cho người lao động, ngân hàng đã tăng cường người, bố trí thêm xe tiếp tiền, nhân viên làm thêm giờ để hệ thống ATM vận hành thông suốt. NH cũng có bộ phận trực theo dõi giao dịch tại các máy ATM. Những máy có lưu lượng rút tiền nhiều, nếu số tiền trong máy còn 200-300 triệu đồng NH sẽ cử lực lượng đến tiếp quỹ.

Ông Hà khẳng định năm nay các máy ATM đều được tiếp tiền mệnh giá 500.000 đồng, trị giá tiền trong máy tăng gấp đôi, đồng thời giao dịch tối đa được tăng lên 5 triệu đồng giúp giải phóng nhanh khách hàng, giảm chờ đợi. Trước đó, từ cuối tháng 12 NH đã điều chuyển một số máy ATM ở khu vực khác về tăng cường cho các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Ông Dương Ngọc Minh, phó giám đốc trung tâm ATM, POS ngân hàng Đông Á, cho biết ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng từ tháng 12/2012, những máy gặp sự cố đã được khắc phục, các khu vực có lưu lượng sử dụng ít cũng được ngân hàng điều chuyển đến những nơi cần thiết. Bên cạnh đó, căn cứ vào lịch chi lương của các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ bố trí các xe ATM lưu động đến “ứng cứu” kịp thời. Khi cần thiết còn có bộ phận cà thẻ và chi tiền trực tiếp cho công nhân tại các khu công nghiệp.

“Ngân hàng cam kết chất lượng dịch vụ năm nay sẽ tốt hơn so với những năm trước. Ngân hàng Nhà nước quy định tối đa bốn tiếng kể từ khi máy ATM hết tiền ngân hàng phải đến tiếp tiền, nhưng những máy gần trung tâm chúng tôi sẽ đảm bảo sớm hơn thời gian quy định. Ngoài ra còn có đội giám sát thường xuyên, khi thấy lượng tiền trong máy còn khoảng vài chục triệu đồng chúng tôi đã lên kế hoạch tiếp quỹ chứ không đợi đến khi máy hết tiền”, ông Minh nói.

Sự cố phức tạp: Sau Tết mới giải quyết

Liên quan đến các sự cố khi giao dịch tại các máy ATM như rút phải tiền rách, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bị nuốt thẻ, trừ tài khoản nhưng không nhả tiền..., theo các ngân hàng, khách hàng phải khiếu nại với nhà băng phát hành thẻ để nơi này ghi nhận. Thông qua tổ chức chuyển mạch, ngân hàng phát hành thẻ sẽ gửi yêu cầu tra soát lại với đơn vị chấp nhận thẻ. Tại các trụ ATM đều dán số điện thoại đường dây nóng để khách hàng phản ảnh khi xảy ra sự cố.

Trong những ngày nghỉ tết, ngân hàng đều bố trí nhân viên túc trực để ghi nhận sự cố nhưng chỉ giải quyết sự cố đơn giản (như bị nuốt thẻ) với khách hàng giao dịch nội mạng và kiểm tra hoạt động của các máy ATM. Thời gian giải quyết sự cố cũng tùy thuộc từng trường hợp. Nếu bị nuốt thẻ ở những máy trung tâm, ngân hàng sẽ giải quyết ngay cho khách hàng. Trường hợp ở xa, sự cố xảy ra vào ban đêm (sau 21h), ngân hàng sẽ hẹn lại vào hôm sau. Với các sự cố phức tạp, liên quan đến ngân hàng khác hoặc liên minh thẻ khác đều phải chờ đến sau Tết.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm