Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãi suất tiết kiệm tăng sang tháng thứ 4

Hàng loạt ngân hàng thương mại tư nhân tiếp tục tăng lãi suất huy động trong tháng 7, kéo dài đợt tăng lãi suất huy động lần này lên tháng thứ 4 và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng tư nhân đã tăng sang tháng thứ 4 liên tiếp. Ảnh: Chí Hùng.

Trong thông báo mới nhất, Sacombank thông báo tăng mạnh lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân trên kênh online ở nhiều kỳ hạn. Đáng chú ý, mức tăng cao nhất lên đến gần 1 điểm %.

Lãi suất tiết kiệm chưa ngừng tăng

Theo biểu lãi suất tiết kiệm online mới nhất, tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng đã được Sacombank điều chỉnh cộng thêm 0,1-0,3 điểm % lên mức 3-3,3%/năm.

Tại kỳ hạn 4 và 5 tháng, lãi suất được ngân hàng tăng mạnh lần lượt thêm 0,6 điểm % và 0,7 điểm % lên mức 3,4-3,5 %/năm.

Tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ tăng nhẹ 0,1 điểm % lên 4,1%/năm.

Với các kỳ hạn 7-11 tháng, mức tăng lãi suất phổ biến được Sacombank đưa ra ở mức 0,2-0,4 điểm %, hiện niêm yết dải lãi suất các kỳ hạn này trong khoảng 4,2-4,9 %/năm.

Với các kỳ hạn còn lại, Sacombank giữ nguyên lãi suất huy động. Trong đó, kỳ hạn 12 tháng hiện được trả lãi suất 4,9%/năm, kỳ hạn 15-18 tháng nhận mức lãi 5-5,1 %/năm và kỳ hạn 24-36 tháng nhận lãi suất 5,2-5,4 %/năm.

Trước Sacombank, cũng đã có hơn chục ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiền gửi áp dụng với các khách hàng cá nhân.

Trong đó, VPBank cũng tăng lãi suất của các khoản tiền gửi online kỳ hạn 2-18 tháng thêm 0,1 điểm %. Sau điều chỉnh, dải lãi suất áp dụng với các khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng tại nhà băng này là 3,6-5,3%/năm.

Riêng các kỳ hạn 1 tháng, 24 tháng và 36 tháng được VPBank giữ nguyên. Hiện niêm yết lần lượt tại mức 3,1%/năm (1 tháng) và 5,6%/năm (24 tháng và 36 tháng).

Với các khoản tiền gửi trên 10 tỷ đồng, nhà băng này chấp nhận cộng thêm 0,1 điểm % lãi suất cho các khách hàng cá nhân.

Từ đầu tháng 7, dải lãi suất huy động khách hàng cá nhân tại HDBank cũng dao động quanh mức 0,5-6,1%/năm, tùy kỳ hạn.

Trong đó, các khoản tiền gửi dưới 1 tháng hiện được ngân hàng này chi trả lãi suất 0,5%/năm. Tại các kỳ hạn 1-5 tháng, lãi suất HDBank đưa ra là 3,25%/năm, rồi tăng lên 4,9%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 4,7%/năm với kỳ hạn 7-11 tháng.

Mức lãi suất khách hàng có thể nhận được từ HDBank với tiền gửi kỳ hạn 12-13-15 tháng hiện nay là 5,5-5,7-6 %/năm. Trong khi đó, tiền gửi kỳ hạn 18 tháng được trả mức lãi suất 6,1%/năm.

Với mức lãi suất cao nhất lên tới 6,1%/năm, HDBank là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất toàn hệ thống hiện nay.

Ngoài nhóm ngân hàng trên, đến nay, cả MB, VIB, Techcombank, ACB, LPBank, SHB, hay HDBank, Eximbank… đều đã đưa xu hướng tăng lãi suất huy động sang tháng thứ 4 liên tiếp.

Khác với các ngân hàng tư nhân, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank vẫn kiên trì giữ lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở vùng thấp nhất lịch sử.

Hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của nhóm ngân hàng này chủ yếu trong khoảng 2,9-3%/năm và gửi 12 tháng là 4,6-4,7%/năm, chênh lệch tới gần 2 điểm % so với lãi suất tại nhóm ngân hàng tư nhân.

lai suat tiet kiem anh 1

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm trong 6 tháng cuối năm vẫn có thể tăng thêm 0,25-0,75 điểm %. Ảnh: Chí Hùng.

Lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhưng ở mức hợp lý

Theo Ngân hàng UOB Việt Nam, từ đầu quý II, mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã bắt đầu tăng. Đến giữa năm, lãi suất huy động từ các ngân hàng đã tăng khoảng 0,5-1 điểm % ở các kỳ hạn khác nhau.

Các chuyên gia tại đây dự báo mặt bằng lãi suất tiết kiệm trong 6 tháng cuối năm vẫn có thể tăng thêm 0,25-0,75 điểm %, tạo ra đường cong lãi suất hài hòa cho các kỳ hạn 1-12 tháng ở mức 3-6%/năm.

"Đây là mức khá hợp lý trong điều kiện vĩ mô ổn định, lạm phát đã và đang được kiểm soát quanh mức 4% và tỷ giá USD/VND có thể biến động 4-5% trong năm 2024”, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết.

Tương tự, các chuyên gia phân tích tại CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động có thể nhích thêm 0,7-1 điểm % từ nay đến cuối năm, lên mức tương đương với vùng đáy trong giai đoạn Covid-19.

“Ngay cả khi lãi suất huy động tăng thêm 1 điểm %, mặt bằng lãi suất cũng chỉ dao động quanh thời kỳ Covid-19, vẫn trên cơ sở hỗ trợ nền kinh tế”, bà Trần Thanh Huyền, Trưởng phòng Đầu tư cấp cao của VinaCapital nhận định.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Lãi suất tiết kiệm 6%/năm đang trở lại

Với đà tăng của lãi suất tiết kiệm trong hơn 3 tháng qua, mức lãi suất tiền gửi 6%/năm trở lên dành cho khách hàng cá nhân đã xuất hiện nhiều hơn.

Thêm 2 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Baoviet Bank và Saigonbank là 2 nhà băng tiếp theo tăng lãi suất tiết kiệm trong tháng 7. Trong đó, Saigonbank đã có lần tăng lãi suất đầu tiên sau 4 tháng.

Lãi suất tiết kiệm tăng tiếp sang tháng 7

Ngay từ đầu tháng 7, đã có thêm ngân hàng thông báo tăng lãi suất tiết kiệm, nối dài số ngân hàng và số đợt tăng lãi suất kể từ tháng 5 đến nay.

Chau Au giu nguyen lai suat hinh anh

Châu Âu giữ nguyên lãi suất

0

Quyết định giữ lãi suất của ECB ở mức 3,75% được giới đầu tư dự báo trước trong bối cảnh lo ngại đang diễn ra về áp lực lạm phát, đặc biệt là từ thị trường lao động. 

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm