Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãi suất Ngân hàng chưa hạ như kỳ vọng

10 ngày kể từ khi NHNN quyết định giảm trần lãi suất huy động xuống 13%/năm, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất huy động và cho vay.

Lãi suất Ngân hàng chưa hạ như kỳ vọng

10 ngày kể từ khi NHNN quyết định giảm trần lãi suất huy động xuống 13%/năm, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất huy động và cho vay.

>> NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất
>> Giới ngân hàng Việt Nam mếu dở với...tin đồn
>> Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn

Tuy nhiên, mức hạ lãi suất vẫn chưa giúp các doanh nghiệp giảm nỗi lo trả lãi.

Ông Phan Thanh Tịnh, lãnh đạo một doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, LienVietPostBank đang mời doanh nghiệp ông vay vốn với lãi suất 18%/năm. So với mức lãi suất trước đó là 22%/năm thì đây là bước giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện lãi suất cho vay của Agribank và BIDV trên địa bàn thấp hơn, khoảng 16,5 - 17%/năm đối với loại hình kinh doanh như của doanh nghiệp ông, nhưng ông không thể tiếp cận được mức lãi suất này.

“Kể cả lãi suất cho vay thấp như của Agribank và BIDV, thì lãi suất vẫn còn cao đối với doanh nghiệp”, ông Tịnh nói.

Một lãnh đạo CTCP MediaMart Việt Nam chia sẻ, thời điểm các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất 20%/năm thì MediaMart Việt Nam được vay vốn ngân hàng với lãi suất 17%/năm. Hiện tại, Công ty đang vay vốn với lãi suất 14,5%/năm tại MB. Với với 4 cửa hàng, doanh thu mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng, Công ty được các ngân hàng xếp hạng A, nên luôn được ưu đãi về lãi suất cho vay. Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn còn cao, doanh nghiệp lãi không nhiều sau khi chi trả mọi chi phí.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tạo, chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp ở Bình Dương cho hay, “hiện vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đang vay vốn với mức lãi suất trên 20%/năm và có rất nhiều doanh nghiệp hiện không vay được vốn, vì không còn tài sản thế chấp”.

 

Thực tế cho thấy, lãi suất cho vay có hạ, nhưng mức hạ chưa nhiều và nhóm khách hàng được hưởng các mức lãi suất thấp không nhiều. Trả lời ĐTCK, ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, lãi suất ưu đãi của BIDV chủ yếu đáp ứng cho những doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh lâu năm với ngân hàng; những doanh nghiệp được BIDV xếp hạng cao dựa trên các tiêu chí: doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phù hợp với chương trình khuyến khích của Chính phủ, kinh doanh đã có thâm niên với doanh thu cao, thanh khoản tốt...

Theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia tài chính, cần nhìn nhận NHNN tuyên bố giảm lãi suất 1% nghĩa là xác định một xu thế sẽ giảm lãi suất. Hiện lãi suất huy động đã giảm, song lãi suất cho vay không thể giảm theo ngay lập tức, vì các ngân hàng cần có thời gian để trung hòa lượng vốn giá cao trước đây. Hơn nữa, lãi suất huy động cũng mới chỉ giảm 1%. Kể cả lãi suất cho vay hạ đáng kể thì cũng chưa chắc đã vừa ý đối với doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011 đưa ra con số 79.000 doanh nghiệp giải thể tính đến ngày 31/12/2011. Trong 2 tháng đầu năm 2012, Cục Thuế TP. HCM công bố có hơn 3.100 doanh nghiệp xin giải thể, ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM thì cho biết, trên địa bàn, có 327 doanh nghiệp giải thể trong 2 tháng đầu năm. Trong khi đó, cùng thời điểm, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã làm thủ tục giải thể cho 169 doanh nghiệp, gấp 4,3 lần cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới giảm 2,6%, số vốn đăng ký giảm 36%.

Trong tương quan khác, một chuyên gia kinh tế cho rằng, gần 80.000 doanh nghiệp phá sản là câu chuyện không bình thường. Nếu tình trạng lãi suất cao như hiện nay kéo dài, thì sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản và tác động đến nhiều vấn đề xã hội khác. Do vậy, hiện ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ yếu của nền kinh tế, nên Chính phủ và NHNN cần có giải pháp để tiếp tục hạ lãi suất cho vay, đồng thời mở rộng diện được hưởng lãi suất ưu đãi.

Theo ĐTCK

Theo ĐTCK

Bạn có thể quan tâm