Kinh doanh
Lãi 100 triệu đồng/tháng từ trại côn trùng mini giữa Hà Nội
- Thứ năm, 25/9/2014 10:21 (GMT+7)
- 10:21 25/9/2014
Với diện tích chưa đầy 30 m2, trang trại côn trùng trên tầng 3 của chị Trần Thanh Xuân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho lãi đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.
|
Trang trại côn trùng của chị Trần Thị Xuân rộng chưa đầy 30 m2 trên tầng 3 của một căn nhà cũ ở Tam Trinh (Hà Nội). Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng trang trại lại chứa đến hơn 100 thùng nuôi hàng triệu con dế, tắc kè.
|
|
Hiện dế thành phẩm bán ra thị trường theo giá buôn 140.000 - 160.000 đồng/kg, trứng dế làm giống 50.000/khay, tắc kè 60.000 - 100.000 đồng/con....Trung bình mỗi tháng, chị xuất hơn một tấn các loại, cho thu lãi đến hơn 100 triệu đồng.
|
|
Bà chủ nuôi cũng cho hay, dế, tắc kè, bọ cạp là loại côn trùng dễ nuôi, chuồng trại đơn giản, không tốn kém thức ăn nhưng bán rất chạy trên thị trường.
|
|
Vào mùa nóng, các loại côn trùng rất dễ sinh trưởng và phát triển. "Riêng mùa lạnh, người nuôi phải nắm rõ đặc tính và nhiệt độ chuồng trại của từng loài, vì chúng khá nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt ở miền Bắc", chị Xuân nói. |
|
Dế phát triển qua 4 lần lột xác, đến 60 ngày tuổi là sinh sản, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Khi trứng nở từ 1 đến 15 ngày tuổi, dế được nuôi trong thùng xốp có khoét lỗ, miệng dán băng dính trơn để chúng không bò ra ngoài. Đến giai đoạn sinh trưởng, chúng được chuyển sang thùng gỗ có chiều dài 2 m, rộng 1 m2, có thể nuôi được 10 - 20 kg/thùng, chừng 26 đến 30 ngày tuổi có thể xuất bán.
|
|
Chi phí vốn ban đầu nuôi dế chỉ vài triệu đồng. Ở trại của chị Xuân, chuồng dế chủ yếu là thùng xốp, thùng gỗ, carton và phụ kiện các loại như cành lá, vỉ trứng gà.... Từ lúc nở đến khi thu hoạch 26 đến 30 ngày, 1 kg dế chỉ ăn hết 1 kg cám và 3 kg rau xanh. |
|
Dế trắng vàng, dế đen được nuôi phổ biến ở đây, do có sức đề kháng cao, thời gian nuôi ngắn. Loại côn trùng này rất dễ tiêu thụ, chị thường đổ buôn cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn và giới nuôi chim cảnh, cá cảnh, gà chọi...
|
|
Trang trại này còn nuôi gần 1.000 con tắc kè bố mẹ, hàng tháng thu được hơn 3.000 trứng. Tắc kè được nuôi trong lồng chứa các ô gỗ nhỏ dài 25 cm, cao 7 - 10 cm xếp xen kẽ nhau, để chúng trú ẩn và đẻ trứng. |
|
Tỷ lệ trứng tắc kè nở thành công khá cao. Trung bình cứ 100 trứng nở được khoảng 95 con. |
|
Trứng tắc kè bám ở khắp nơi trên các khay gỗ, thậm chí ngay trên mặt chuồng. Chị Xuân thường phải tập hợp lại các ô chứa trứng đặt trong chuồng riêng biệt, để trứng nở an toàn.
|
|
Tắc kè nặng 50 - 80 gram sẽ được xuất bán. Với số lượng tắc kè trưởng thành hiện tại, trang trại của Xuân chỉ đủ cung cấp cho các cơ sở trong nội thành Hà Nội. Chị còn mở thêm trang trại rộng 300 m2 nuôi loài này tại Mỹ Phúc, Mỹ Lộc, Nam Định và bán ở nhiều địa phương khác trong nước cũng như xuất bản sang Trung Quốc, Nga, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ai Cập, Hàn Quốc...
|
|
Chị chia sẻ, hiện hai trang trại ở Nam Định và Hà Nội cung không đủ cầu. Mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 2,5 tấn dế, hơn 2 tạ sâu, 3 tạ bọ cạp, rết, 500 con tắc kè và hàng trăm khay trứng kiến, bọ xít, ve sầu, nhộng ong.... Để trở thành bà chủ 2 trang trại nuôi côn trùng lớn nhất miền Bắc như hiện nay hai vợ chồng phải trải qua muôn vàn khó khăn, ngày tháng sống chung với những loài côn trùng có hình thù đáng sợ cho đến những đêm mất ngủ vì dế chết hàng loạt. Hiện giờ côn trùng sống khỏe, rủi ro thấp cũng là nhờ kinh nghiệm hơn 10 năm xương máu.
|
Hà Nội
côn trùng
trang trại
tắc kè