Dù được cả thế giới biết đến là CEO của gã khổng lồ công nghệ Mỹ, ông vẫn chỉ là người “làm công ăn lương”. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Forbes, CEO Tim Cook của Apple hiện sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ USD. Con số này không hề nhỏ nhưng nếu so sánh giá trị tài sản ròng với những tỷ phú khác, ông chỉ là người giàu thứ 1.647 trên thế giới.
Cụ thể, khối tài sản của Tim Cook bao gồm 3,3 triệu cổ phiếu Apple, tương đương khoảng 651,7 triệu USD theo định giá tập đoàn hiện tại. Vị CEO còn yêu cầu giảm lương năm 2023 bởi gói lương thưởng khổng lồ của ông vào những năm trước đã gây ra tranh cãi giữa các cổ đông Táo khuyết.
Trên thực tế, tuy là Giám đốc điều hành của tập đoàn trị giá hàng đầu thế giới, Tim Cook không phải là CEO có thu nhập cao nhất so với những người đồng cấp ở các doanh nghiệp khác.
Theo hồ sơ của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), toàn bộ lương thưởng Cook được nhận trong năm nay dự kiến khoảng 49 triệu USD, thấp hơn 40% so với tổng số tiền ông được trả năm ngoái. Hồ sơ của SEC còn tiết lộ phần lớn tiền lương của ông sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hiệu quả thực tiễn của công ty như giá cổ phiếu so với trước đây.
Theo vị CEO, quyết định giảm lương của ông nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho công ty và nhân viên, đồng thời thể hiện sự tin tưởng rằng tập đoàn sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp tục dẫn đầu trong ngành công nghệ.
Tim Cook dự định quyên góp toàn bộ tài sản cho từ thiện. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Business Insider, Cook đã dành một phần tài sản của mình cho bất động sản. Nơi ở chính của ông là ngôi nhà rộng 2.400 m2 ở Palo Alto, bang California (Mỹ). Ông còn sở hữu một biệt thự rộng lớn ở La Quinta, bang California, được mua với giá 10 triệu USD vào năm 2021. Ngôi nhà có 2 nhà bếp, 5 phòng ngủ, 6 phòng tắm và một hồ bơi vô cực.
Một hồ sơ khác của SEC cũng tiết lộ CEO Apple đã quyên góp 2 triệu USD cho một tổ chức từ thiện bí ẩn ngay sau Giáng sinh 3 năm trước. Tháng 8/2018, ông đã quyên góp gần 5 triệu USD cho một tổ chức từ thiện giấu tên khác. Về những khoản quyên góp công khai, ông từng hỗ trợ tài chính cho Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy và Chiến dịch Nhân quyền.
Là người lèo lái tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ USD, Cook cũng đã nhiều lần quyên góp cho các hoạt động từ thiện như hỗ trợ 5 triệu USD bảo tồn rừng sau vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon hay chi 2,5 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại bang California.
CEO Apple cho biết là thành viên của chiến dịch “Giving Pledge”, ông dự định hiến toàn bộ tài sản của mình cho từ thiện.
Dù Tim Cook được cả thế giới biết đến là CEO của gã khổng lồ công nghệ Mỹ, Business Insider vẫn gọi ông chỉ là người “làm công ăn lương”. Ông gia nhập Apple với tư cách là Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng vận hành toàn cầu. Vai trò của Cook phải đưa ra các quyết định khó khăn như đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất, cắt giảm số lượng đối tác cung cấp Apple đang có, thuê gia công bên ngoài khi có thể và giảm lượng hàng tồn kho của công ty.
Là “thiên tài” trong việc quản lý và tối đa hóa hiệu suất, Cook đã giúp giảm lượng sản phẩm tồn kho chưa bán được của tập đoàn từ 400 triệu USD xuống chỉ còn 78 triệu USD chỉ trong hơn nửa năm. Cook và đội ngũ của ông cũng đầu tư có chiến lược vào mảng công nghệ như bộ nhớ flash dùng trong dòng iPod huyền thoại của Apple vào đầu những năm 2000.
Năm 2007, Cook được thăng chức, lãnh đạo mảng vận hành của toàn bộ tập đoàn. Đến năm 2009, khi Steve Jobs nghỉ phép vì nguyên nhân sức khỏe, Cook trở thành CEO tạm thời. Đó là bước đệm cho ông để kế vị Jobs, trở thành CEO Apple 2 năm sau đó.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn