Thành phố sinh ra kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc giờ đây là nơi tưởng niệm các nhà khoa học yêu nước. Những phần đau thương trong lịch sử nơi này đã bị chôn vùi trong bóng tối.
|
Giữa những đàn bò và cờ Phật giáo Tây Tạng rải rác trên những vùng cao nguyên ở Tây Bắc của Trung Quốc là tàn tích của một thành phố đã biến mất khỏi bản đồ từ năm 1958. Xưởng, kho chứa và kí túc xá bỏ hoang là những tàn dư của Nhà máy 221. Ảnh: Ruptley.
|
|
Ở đây, trên một đồng cỏ núi cao có tên gọi Jinyintan ở tỉnh Thanh Hải, hàng nghìn người chăn bò Tây Tạng và Mông Cổ từng được chuyển đi để xây một thị trấn bí mật cho kho vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
Điều đó đã thay đổi vào những năm 1990, khi nơi ngày nay được mệnh danh là "thành phố nguyên tử" trở thành nơi thể hiện lòng yêu nước, tưởng niệm các nhà khoa học và người lao động đã làm việc trong điều kiện khắc nghiệt trên cao nguyên. Ảnh: New York Times.
|
|
Họ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc, phát nổ vào năm 1964, sau đó là bom nhiệt hạch đầu tiên của nước này, được thử nghiệm vào năm 1967, và giúp phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: New York Times.
|
|
Một bức tượng của Mao Trạch Đông được dựng ở quảng trường tại thị trấn, nơi hàng nghìn người vẫn đang sinh sống. Ngay cả khi các nhà khoa học đã giành được sự công nhận cho công việc của họ, một số bí mật của nhà máy 221, phần còn lại của quá khứ vẫn chưa được công bố. Ngày nay, các cựu chiến binh của dự án tự hào nói về cách họ giúp tạo ra lá chắn hạt nhân của Trung Quốc. Một bảo tàng, hiện vẫn chưa cho phép người nước ngoài tham quan, trưng bày những hiện vật và thông tin cho biết vũ khí đã được chế tạo để chống lại những mối nguy đe dọa Trung Quốc từ Mỹ và Liên Xô.
Ảnh: Ruptley.
|
|
Một số cựu chiến binh cho biết các nhân viên trong nhà máy hạt nhân không được bảo vệ đầy đủ để chống lại bức xạ hoặc được chăm sóc hiệu quả sau khi họ bị ốm vì ung thư. Ảnh: New York Times.
|
|
Wei Shijie, 76 tuổi, một nhà vật lí đã nghỉ hưu từng làm việc tại nhà máy 221 trong những năm 1960, cho biết. "Đằng sau hào quang của việc chế tạo hai quả bom và phóng vệ tinh, nhiều người đã hy sinh đau đớn", ông Wei nói. "Phần lớn hy sinh đó là không cần thiết". Ảnh: New York Times. |
|
Vẻ đẹp của Jinyintan từng được miêu tả trong những bài hát và trong một bộ phim từ năm 1953. Nhưng sau năm 1958, Jinyintan biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc. Các nhà khoa học Trung Quốc và các cố vấn Liên Xô, những người đã giúp Trung Quốc thực hiện chương trình hạt nhân phôi thai cho đến khi hai cường quốc chia rẽ vào năm 1959, đã chọn nơi đây làm địa điểm đặt dự án.
Ảnh: Ruptley. |
|
Theo tài liệu của bảo tàng của máy 221, những người chăn nuôi đã rời đi tự nguyện, được chính phủ hỗ trợ và thưởng cho hàng nghìn con cừu. Ảnh: Ruptley. |
|
Hàng nghìn nhà khoa học, kỹ thuật viên và chiến sĩ sau đó đổ về đây cho dự án nhà máy 221 biết rất ít về những gì đã xảy ra trước khi họ đến. Ảnh: Ruptley.
|
|
Thời điểm phát triển nhất, nhà máy 221 có 18 nhà xưởng, phòng thí nghiệm và các tòa nhà rải rác trên khoảng 570 km2, và tới 30.000 nhà khoa học, người lao động và bảo vệ sống ở đó.
Ảnh: New York Times. |
Hoa Hạ
Theo New York Times
bom nguyên tử
Trung Quốc
Trung Quốc
vũ khí Trung Quốc
hạt nhân Trung Quốc
Mao Trạch Đông