Nghệ sĩ đang vẽ tạo hình cho khách hàng trước khi xăm. |
Anh Ranu Khodir là một trong số những nghệ sĩ ở Indonesia quyết tâm không để loại hình nghệ thuật này rơi vào quên lãng. |
Các nghệ sĩ xăm hình thường dùng máy xăm chạy điện chích mực vào da. Tuy nhiên, người dân Indonesia sử dụng một kỹ thuật xăm truyền thống sử dụng bằng tay. |
Với kỹ thuật này, các thợ xăm sử dụng một thanh gỗ ngắn có gắn kim ở phần đầu để chích mực. Quá trình xăm phải cần đến hai người thực hiện. |
Trong khi một người giúp làm căng phần da cần xăm, người còn lại dùng một tay đập liên tục một thanh gỗ vào thanh gỗ có đầu kim để chích mực. |
Kỹ thuật xăm bằng tay truyền thống hiện không còn phổ biến ở Indonesia mà chỉ rải rác ở các địa phương như Kalimantan và quần đảo Mentawai. Các hình xăm truyền thống ở Indonesia thường thể hiện rõ sự liên quan đến đặc điểm văn hóa của từng bộ lạc. |
Những dụng cụ xăm bằng tay do người Dayak Bahau và Dayak Modang ở đông Kalimatan chế tạo rất đa dạng. Một số người dùng vật liệu như ulin, loại gỗ cứng nhất thế giới. |
Khách đến xăm tại cửa hàng của anh Ranu Khodir. Những người trải nghiệm kỹ thuật xăm truyền thống nói việc xăm bằng tay khá đau, và âm thanh hai thanh gỗ đập liên tục vào nhau khiến họ nhức đầu. |
Bên cạnh xăm mình, một số đàn ông Indonesia thích đeo những khuyên tai to bản. |