Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kỷ niệm 150 năm thời Minh Trị, Nhật Bản tìm lại tinh thần xưa

Ngày 23/10 đánh dấu ngày kỷ niệm 150 năm bắt đầu thời Minh Trị Duy Tân, giai đoạn mở đường cho nước Nhật phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây.

Ngày 23/10/1868, thời kỳ Edo kết thúc và Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, đánh dấu tham vọng trỗi dậy của Nhật Bản trong hàng ngũ cường quốc thế giới và đặt dấu chấm hết cho hai thế kỷ bế quan tỏa cảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước châu Á sánh ngang với các quốc gia phương Tây và trở thành niềm tự hào đối với nhiều người dân, thậm chí là các nước láng giềng.

Dẫu vậy, trong khi sự nổi lên của Nhật Bản với tư cách cường quốc là một sự kiện đáng chú ý, lịch sử xâm chiếm thuộc địa khiến di sản thời Minh Trị trở thành một điều gây khó xử trong giai đoạn hậu chiến.

Theo Quartz, các hoạt động kỷ niệm năm nay sẽ chỉ được tổ chức ở cấp địa phương hơn là trung ương. Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe vẫn sẽ có bài phát biểu nhân dịp này. Ông dường như đang nỗ lực truyền tinh thần và mục tiêu của thời kỳ Minh Trị vào chiến lược phục hồi sức sống cho đất nước.

150 nam Minh Tri Duy Tan anh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại căn cứ Asaka nhân Ngày Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AP.

Xứ sở Mặt trời mọc trước thời Minh Trị

Vào thời Edo (1603-1868), giai đoạn trước thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản nằm dưới sự thống trị của Mạc phủ Tokugawa. Đất nước được chia thành các thái ấp, và xã hội có sự phân biệt đẳng cấp. Lãnh chúa phong kiến ở trên cùng, tiếp đến là tầng lớp võ sĩ samurai, còn thương gia, thợ thủ công, nông dân là những tầng lớp thấp hơn. Thiên hoàng, ở Kyoto, gần như không có quyền lực chính trị thực sự.

Nhật Bản lúc đó có quân đội yếu, kỹ thuật lạc hậu và gần như đóng cửa khỏi thế giới bên ngoài với chính sách bế quan tỏa cảng. Xuất phát từ những lo ngại về sự lan truyền của Cơ đốc giáo sau khi người châu Âu đặt chân đến vào thế kỷ 16, việc tiếp xúc, liên hệ với người nước ngoài chủ yếu giới hạn trong bến cảng tại Nagasaki.

Những năm cuối của Mạc phủ Tokugawa, được đánh dấu bằng sự hỗn loạn trong nước và thách thức chính trị đối với tầng lớp nắm quyền.

Trên hết, sự kiện hạm đội 4 tàu của Phó đề đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry cập bến khu vực, nay là Yokusoka, vào năm 1853 đã khiến Nhật Bản mất ổn định hơn lúc nào hết, buộc chấm dứt trạng thái bế quan tỏa cảng. Những con tàu này được gọi là "hắc thuyền" và ngày nay, cụm từ này vẫn được sử dụng để chỉ những thứ du nhập từ nước ngoài làm thay đổi hiện trạng trong nước.

150 nam Minh Tri Duy Tan anh 2
Người đàn ông mang quốc kỳ Nhật thăm đền Yasukuni, nơi vốn được Thiên hoàng Minh Trị thành lập để tưởng nhớ liệt sĩ trong trận nội chiến Boshin. Ảnh: Reuters.

Mỹ và các cường quốc phương Tây áp đặt các hiệp ước không công bằng để ép Nhật mở cửa giao thương. Làn sóng phẫn nộ đối với Mạc phủ bắt đầu gia tăng với những lời chỉ trích chính quyền không ngăn cản những động thái của cường quốc.

Một nhóm nổi dậy từ tầng lớp samurai theo chủ nghĩa dân tộc ở vùng phía tây Satsuma và Choshu hiểu rằng Nhật Bản cần hiện đại hóa và tin rằng việc nhà Tokugawa biến Thiên hoàng thành bù nhìn là một vấn đề cần phải giải quyết. Khẩu hiệu của họ là “Tôn kính hoàng đế, trục xuất bọn man rợ”.

Những năm sau đó, đất nước chìm trong hỗn loạn và bạo lực. Lực lượng ở Choshu tìm cách nắm quyền tòa án Kyoyo. Người nước ngoài và những người Nhật hợp tác với người nước ngoài trở thành mục tiêu bị nhắm đến.

Trong lúc đó, cả lãnh địa phía tây và Mạc phủ đều bận rộn hiện đại hóa quân đội. Hai bên giao chiến trong trận Boshin với kết quả là Thiên hoàng Minh Trị 15 tuổi lên nắm quyền vào tháng 1/1868. Thời kỳ Minh Trị chính thức được thiết lập vào ngày 23/10 cùng năm.

Sự ra đời của một cường quốc

Tháng 4/1868, con đường hiện đại hóa trải ra trước mắt nước Nhật với “Hiến Chương Tuyên Thệ”, theo đó, thành lập các hội đồng thảo luận về các vấn đề chính phủ, thúc đẩy công bằng giữa các tầng lớp và loại bỏ hủ tục.

Một số khẩu hiệu mà các nhà lãnh đạo thời Minh Trị thường dùng là "văn minh và khai sáng", "đất nước giàu, quân đội mạnh", và "khuyến khích công nghiệp". Họ tin rằng những điều này sẽ giúp đất nước hiện đại hóa.

Thể chế chính trị cũng dần được hoàn thiện. Năm 1889, hiến pháp và mô hình nhà nước Minh Trị được mô phỏng theo nước Phổ. Tuy nhiên, theo các sử gia, mô hình này đồng nghĩa với quốc hội không có nhiều quyền lực và nền dân chủ non trẻ không thể chống chọi với chủ nghĩa quân phiệt những năm 1930. 

Đất nước hiện đại thế kỷ 19 đồng nghĩa với một đế chế. Nhật Bản muốn thoát khỏi “ao” châu Á yếu thế để ngồi vào bàn của các cường quốc. Năm 1894, Nhật đánh bại nhà Thanh Trung Quốc, nắm quyền kiểm soát Đài Loan và bán đảo Liêu Đông phía đông bắc.

Năm 1905, Nhật Bản tiếp tục đánh bại Nga trong trận chiến ở Đông Bắc Á, một chiến thắng báo hiệu cho thế giới biết rằng nước Nhật có thể đứng ngang hàng với phương Tây. 5 năm sau, Nhật giành quyền kiểm soát Triều Tiên.

Tất cả những điều đó làm trỗi dậy tư tưởng Đông Á, trong đó, Nhật Bản là nước dẫn dắt toàn khu vực tới nền văn minh trước khi đi quá xa và trở thành phát xít.

Phức tạp xung quanh mốc kỷ niệm

Theo Nick Kapur, sử gia người Nhật tại Đại học Rutgers, lễ kỷ niệm 100 năm Minh Trị Duy Tân vào 1968, tức 2 thập kỷ sau Thế chiến II, gây ra nhiều tranh cãi.

“Nhiều người phản đối kỷ niệm bởi họ cảm thấy chính phủ nhìn thời Minh Trị qua lăng kính màu hồng mà lờ đi Thế chiến II và những khổ sở của người dân. Họ nghĩ rằng hiến pháp Minh Trị đã trực tiếp dẫn tới chủ nghĩa quân phiệt... có thể nó (thời kỳ Minh Trị) phải được nghiêm túc nhìn nhận thay vì chỉ nói rằng 'nước Nhật thật tuyệt'”, ông Kapure nói.

150 nam Minh Tri Duy Tan anh 3
Nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản nghe Thủ tướng Abe phát biểu trong lễ kỷ niệm 73 năm kết thúc Thế chiến II. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, hiện tại Thủ tướng Shinzo Abe viện đến sức mạnh cách mạng và phục hưng thời Minh Trị để khuyến khích người dân nhớ đến giai đoạn lịch sử mà vượt qua những cơn khủng hoảng hiện nay.

“Giống như ông cha thời Minh Trị, chúng ta một lần nữa sẽ tạo cơ hội cho tất cả người dân Nhật Bản và vượt qua những vấn đề như dân số già và tỷ lệ sinh giảm”, ông Abe phát biểu hồi tháng 1. “Đây chính là thời khác để tạo ra một nước Nhật mới”.

Daniel Poch, phó giáo sư nghiên cứu Nhật Bản, Đại học Hong Kong, nhận định chính quyền Abe “quay lại tư tưởng của thời Minh Trị về một đất nước mạnh, theo chủ nghĩa dân tộc”.

Tuy nhiên, hoạt động kỷ niệm năm nay chủ yếu được tổ chức ở địa phương. Lễ ăn mừng đáng mong chờ nhất là ở Kagoshima, vùng Kyushu, nơi sinh của nhiều nhân vật quan trọng đằng sau sự phục hưng đất nước thời Minh Trị.

Barack Kushner, sử gia tại Đại học Cambridge, cho rằng sau khi cuộc chiến đã trôi qua từ lâu, Nhật Bản lại đang đối mặt với những thách thức mới.

“Theo tôi, điều trớ trêu của việc kỷ niệm thời kỳ Minh Trị trong thế kỷ này là Nhật Bản đang đối mặt với nhiều vấn đề - dân số già hóa nghiêm trọng và sự nổi lên của Trung Quốc. Nhật Bản đang chật vật giữ vị thế ở Đông Á", ông nói.

Như đã nói, Thủ tướng Abe sẽ có bài phát biểu nhân dịp này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng sự kiện diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh có thể gây phức tạp quan hệ hai nước. Đối với người dân Trung Quốc, thời kỳ Minh Trị là thời kỳ thất bại của đất nước trước Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật gặp gỡ binh sĩ, quyết tâm sửa đổi hiến pháp

Thủ tướng Shinzo Abe muốn sửa đổi điều 9 Hiến pháp Nhật Bản sau Thế chiến II, vốn quy định nước này không được sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

Thủ tướng Abe thăm TQ: Tạm tan băng của đối đầu Trung - Nhật?

Dù quan hệ hai bên đang thay đổi theo chiều hướng tích cực sau nhiều năm căng thẳng, Trung - Nhật vẫn đứng trước nhiều thách thức trong việc “đưa quan hệ trở về bình thường.


Ngọc Hà

Theo Quartz

Bạn có thể quan tâm