Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

'Kỳ công chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho khóa XIII'

Nhiệm kỳ Đại hội XII chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội XIII là cả quá trình kỳ công, thận trọng, dân chủ, khoa học, thể hiện qua lộ trình, thể chế và những quyết sách cụ thể.

Nhiệm kỳ Đại hội XII chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội XIII là cả quá trình kỳ công, thận trọng, dân chủ, khoa học, thể hiện qua lộ trình, thể chế và những quyết sách cụ thể.

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa khép lại bằng việc hoàn thành giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Nội dung các văn kiện cũng được hội nghị “áp chót” của khóa XII thông qua để hoàn thiện lần cuối trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.

Trong 14 kỳ Hội nghị Trung ương của khóa XII, Hội nghị Trung ương 14 lần này có ý nghĩa rất đặc biệt. Nó không chỉ là hội nghị khép lại tổng thể một nhiệm kỳ của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, mà còn tổng kết toàn bộ công việc của nhiệm kỳ để bước vào nhiệm kỳ mới.

Hội nghị Trung ương 14 thực hiện “nhiệm vụ kép” với công việc trước hết là chuẩn bị bước cuối cùng để hoàn tất những quyết sách về mặt chính trị, tức là hoàn thiện bộ văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Thứ hai là soát xét, nhìn lại toàn bộ vấn đề nhân sự và công tác nhân sự nhiệm kỳ Đại hội XII và chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Với nhiệm vụ kép ấy, có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 14 vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định thành công của Đại hội Đảng XIII sắp tới.

Hội nghị Trung ương 14 cũng là sự khép lại đầy ngoạn mục, đầy kỳ vọng để chuẩn bị những quyết sách lớn và xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược trong tầm nhìn 2026, 2030.

viec chon can bo chu chot con dang tiep tuc anh 1

Nó cho thấy sự phát triển một cách tập trung toàn bộ hoạt động của Đảng, hết sức dân chủ, thống nhất để chuẩn bị hoạch định tầm nhìn, quyết sách và nhân sự cho những năm sắp tới.

Không chỉ thể hiện tầm nhìn và quyết tâm hành động của Đảng, Hội nghị Trung ương 14 còn là sự trân trọng, nâng niu chí nguyện, khát vọng phát triển quốc gia dân tộc của nhân dân qua sự góp ý, bổ sung vào 4 dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Với 16 triệu ý kiến người dân góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội VI và 24 triệu ý kiến góp ý cho Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, tôi tin lần này chúng ta cũng nhận được số lượng lớn ý kiến đóng góp của nhân dân từ trong nước tới đồng bào ta ở nước ngoài. Nói khái lược, đây là sự hội tụ ở tầm mức mới về đức cầu thị, về thực thi dân chủ trong xây dựng những quyết sách chính trị của Đảng, đó cũng là truyền thống của Đảng trước các kỳ Đại hội.

Các tiểu ban Văn kiện sẽ gạn lọc, tiếp thu ý kiến tối đa từ các chi bộ, đảng bộ các cấp và của nhân dân để xây dựng một bộ văn kiện dự thảo trình Đại hội XIII ngang tầm vị thế, khát vọng của dân tộc, ngang tầm sức mạnh và uy tín của Đảng, và đặc biệt, thực sự trở thành cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn phát triển mới.

viec chon can bo chu chot con dang tiep tuc anh 2

Được đánh giá là “then chốt của then chốt”, công tác cán bộ luôn dành được sự quan tâm đặc biệt trong mỗi kỳ đại hội Đảng.

Đây là một vấn đề lớn mà chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm. Phải nói rằng, nhiệm kỳ Đại hội XII chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội XIII (2021-2026) là cả một quá trình kỳ công, thận trọng, dân chủ, khoa học, thể hiện qua lộ trình, thể chế và những quyết sách cụ thể.

viec chon can bo chu chot con dang tiep tuc anh 3

Một là về tầm nhìn. Công việc hệ trọng này phải tương dung với trọng trách chính trị của Đảng trong giai đoạn tới 2026, 2030 và xa hơn là 2045. Công việc về nhân sự được chuẩn bị rất sớm, so với nhiệm kỳ XII thì sớm hơn gần một năm. Chúng ta khởi động từ Hội nghị Trung ương 6, đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 7. Nghĩa là 7 hội nghị Trung ương đã tính toán, bàn định để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thứ hai, về mặt thể chế. Chưa có nhiệm kỳ nào chúng ta có bộ thể chế tương đối toàn diện về cả công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng.

Tôi nhớ 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ XII thì có 3 nhiệm vụ bàn trực tiếp về công tác xây dựng Đảng, được đề cập ở Hội nghị Trung ương 4, Hội nghị Trung ương 6 và Hội nghị Trung ương 7. Tất cả bàn tổng thể từ bộ máy đến nhân sự, đó là nền tảng rất quan trọng để kiến tạo Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Về thể chế, tôi thống kê chưa đầy đủ, có 14 quyết định, quy định, chỉ thị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương ban hành, xoay xung quanh công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và xây dựng Ban Chấp hành Trung ương…

Riêng việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, đã có 50 văn kiện được ban hành, trong đó có 26 văn kiện do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương ban hành, 24 văn bản do các ban Đảng ban hành.

Sơ lược như vậy để thấy rằng, toàn bộ công tác xây dựng Đảng ở nhiệm kỳ này được vận hành qua bộ thể chế tương đối hoàn thiện, trực tiếp góp phần kiến tạo đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và lựa chọn Ban Chấp hành Trung ương.

Thứ ba, về hành động, có lẽ hiếm nhiệm kỳ nào từ những năm đổi mới lại có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều phương diện, góc độ, tạo chuyển biến căn bản về công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, kiến tạo Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ XIII một cách chủ động, căn cơ, mạnh mẽ, có lộ trình, có bước đi, có định lượng, có kiểm tra...

Tôi kỳ vọng chúng ta sẽ có một Ban Chấp hành Trung ương xứng tầm với trọng trách lịch sử dân tộc đặt trên vai Đảng, xứng tầm để chuẩn bị gánh vác công việc cho cả nhiệm kỳ XIV nữa.

Nói thêm về nhân sự, sau Đại hội Đảng bộ các cấp, chúng ta thấy, có 28 nhân sự sinh từ 1970 trở lại đây giữ chức Bí thư tỉnh ủy, tăng 115%. Đó là những người có thể làm ít nhất 2 nhiệm kỳ, càng cho thấy tầm nhìn xa của Đảng. Và chưa có nhiệm kỳ nào của Đảng mà có đến 9 bí thư tỉnh ủy là nữ, tăng 200%. Điều đó không chỉ cho thấy sự trưởng thành của phụ nữ, mà cho thấy rõ quan điểm của Đảng về phát triển toàn diện, đồng bộ đội ngũ cán bộ.

Số lượng bí thư cấp ủy là người dân tộc cũng chiếm tỷ lệ thích đáng, không chỉ đảm bảo cơ cấu mà cả chất lượng. Đặc biệt, có 27 bí thư không phải là người địa phương, học vấn của bí thư của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương cho thấy sự phát triển nhanh, vượt bậc về trình độ, tăng hơn 21% số lãnh đạo là thạc sĩ trở lên...

Những điều đó cho thấy nhân sự đã chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng và đến giờ phút này, chúng ta có được một đội ngũ căn cốt, có thể nói là tinh hoa của Đảng để giữ trọng trách trước Đảng, dân tộc tại nhiệm kỳ XIII.

Cổ nhân nói: “Nhất niên thụ cốc, thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân”, nghĩa là một năm lo trồng lúa, mười năm lo trồng cây, trăm năm phải lo trồng người. Nhiệm kỳ này đã chuẩn bị cán bộ cấp chiến lược không chỉ cho nhiệm kỳ XIII mà chuẩn bị cho cả nhiệm kỳ XIV.

Tôi kỳ vọng Đại hội XIII sẽ là một đại hội mang ý nghĩa thật quan trọng, thật đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Đảng, của đất nước, chuyển tiếp nhịp nhàng và hài hòa các lớp cán bộ. Vì đây là đại hội mang ý nghĩa bản lề của 50 năm đầu của thế kỷ XXI. Từ cánh cửa bản lề này sẽ tiếp tục mở ra chân trời, nhìn tới năm 2030-2045.

Công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII có những điểm khác so với các kỳ trước, như làm từng bước, quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương, mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến các chức danh chủ chốt.

Đây là cách làm khoa học, dân chủ, không chỉ thể hiện tầm nhìn, quyết tâm hoàn thiện thể chế vận hành trong Đảng, mà còn là thước đo về hiệu quả hành động của Đảng.

Quy trình làm nhân sự nhiều bước, và cao hơn hết là tinh thần thận trọng đã tạo được sự thống nhất cao, như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: Nếu chọn cán bộ đúng thì dân tộc, nhân dân được nhờ, còn chọn sai thì không biết hậu họa như thế nào.

Với quy trình 5 bước của Quy định 214, các Quy định 205 và Quy định 90 của Bộ Chính trị, Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương… công tác nhân sự được thực hiện qua nhiều vòng, nhiều bước, và đặc biệt có sự tham gia, góp ý của nhân dân trong kiểm soát, giám sát cán bộ.

Như vậy, công việc gốc đã được chuẩn bị một cách xứng tầm, công việc “then chốt của then chốt” đã được làm thận trọng, khoa học, dân chủ.

Nhưng đến nay đó vẫn chỉ là sự chuẩn bị đại lược, còn quyết định cuối cùng lớn nhất của công tác cán bộ chắc chắn sẽ còn tiếp tục cho đến khi Đại hội XIII kết thúc, tức là việc tuyển lựa vẫn đang tiếp tục. Nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và đặc biệt đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, là công việc rất trọng đại, cũng đang tiếp tục đi tới bước cuối cùng.

viec chon can bo chu chot con dang tiep tuc anh 4

Nhưng tôi tin với bước đi thận trọng, lộ trình và thể chế như vậy, chúng ta sẽ lựa chọn được những cán bộ mà chúng ta cần để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, yêu cầu phát triển đất nước một cách đầy mới mẻ, nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

Bàn về công tác nhân sự, cũng không thể không nói đến những bài học kinh nghiệm cần rút ra sau khi nhìn vào con số thực tế đầy xót xa.

Vừa kết thúc nhiệm kỳ, chúng ta xử lý hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có nhiều ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, hơn 30 tướng lĩnh. Việc này cho thấy cơ chế lựa chọn, vận hành và đào thải cán bộ là việc rất bình thường trong Đảng.

viec chon can bo chu chot con dang tiep tuc anh 5

Song đó cũng là kinh nghiệm, là bài học lớn cho việc chuẩn bị nhân sự khóa mới.

Thực tế ấy cho thấy một điều, rằng lựa chọn cán bộ, nhân sự trước hết phải chọn người có đức. Tôi chưa thấy cán bộ nào có đức mà không có tài, ngược lại, tôi chỉ thấy cán bộ có thể có tài nhưng chưa chắc có đức. Cổ nhân đã nói rất nhiều về chuyện này. “Nhân, nghĩa, liêm, sỉ” là 4 sợi dây làm nên rường cột kỷ cương của xã hội, nên “đức” của con người rất quan trọng.

Vừa qua, không ít cán bộ khi được giao quyền lực đã làm hư hại quyền lực mà nhân dân giao phó. Tôi từng ví hành động giao quyền lực cho người kém về đạo đức thì không khác gì thả rông thú hoang vào xã hội. Rất nguy hiểm! Đó là bài học lớn ta nhìn thấy qua việc xử lý, kỷ luật hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Qua việc này cũng thấy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận trong việc kiến tạo và sàng lọc đội ngũ cán bộ.

Cán bộ, đảng viên là công bộc của nhân dân, Đảng là đứa con nòi của dân tộc, nên không hà cớ gì mà đảng viên của Đảng lại nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát của nhân dân, dù Đảng viên giữ chức vụ hay không giữ chức vụ trong Đảng, bộ máy Nhà nước.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh, lựa chọn cán bộ, nhân sự trước hết phải chọn người có đức. Tôi chưa thấy cán bộ nào có đức mà không có tài, ngược lại, tôi chỉ thấy cán bộ có thể có tài nhưng chưa chắc có đức. Cổ nhân đã nói rất nhiều về chuyện này. “Nhân, nghĩa, liêm, sỉ” là 4 sợi dây làm nên rường cột kỷ cương của xã hội, nên vấn đề “đức” của con người rất quan trọng.

Thực tế vừa qua cho thấy không ít cán bộ khi được giao quyền lực, họ đã làm hư hại quyền lực nhân dân giao cho họ. Tôi từng ví hành động giao quyền lực cho người kém về đạo đức thì không khác gì thả rông thú hoang vào xã hội. Rất nguy hiểm. Đó là bài học lớn ta nhìn thấy qua việc xử lý, kỷ luật hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Qua việc này cũng thấy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận trong việc kiến tạo và sàng lọc đội ngũ cán bộ.

Cán bộ, đảng viên là công bộc của nhân dân, Đảng là đứa con nòi của dân tộc, nên không hà cớ gì mà đảng viên của Đảng lại nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát của nhân dân, dù Đảng viên giữ chức vụ hay không giữ chức vụ trong Đảng, bộ máy Nhà nước.

Nói như Tổng bí thư, Chủ tịch nước là “không ai có quyền đứng ngoài kỷ luật của Đảng, đứng trên pháp luật của Nhà nước”. Và việc xử lý là “quốc pháp vô thân”. Đó là kinh nghiệm lớn khi kiến tạo đội ngũ Ban Chấp hành Trung ương cho nhiệm kỳ XIII sắp tới.

Nếu Đảng cương được giữ vững, quốc pháp được tôn nghiêm, nếu lòng dân được trân trọng thì việc khó đến mấy, thậm chí hy sinh tới mấy, Đảng và nhân dân ta cũng vượt qua, như dân tộc ta đã từng đi qua mọi giai đoạn khó khăn để đưa đất nước tiếp tục tiến lên, đưa công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ tiếp tục gặt hái được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, xứng tầm với vị thế, uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế.

Trung ương bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị khóa mới

Dưới sự điều hành của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Những cán bộ cấp cao bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, hơn 30 sĩ quan cấp tướng; 27 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương (bao gồm 4 ủy viên và nguyên ủy viên Bộ Chính trị) bị xử lý kỷ luật.

Nhị Lê - Hoài Thu

Ảnh: Hồng Quang
Đồ họa: Phượng Nguyễn

Bạn có thể quan tâm