Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Đào Xuân Qúi gửi công điện yêu cầu cơ quan chức năng tập trung lực lượng, thiết bị chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo đó, phân công lực lượng túc trực phòng cháy chữa cháy 24/24, canh phòng những khu vực trọng điểm, xung yếu nguy cơ cháy cao. Cấm người dân sử dụng lửa để xử lý thực bì, đốt nương rẫy.
Nắng nóng kéo dài khiến cây cà phê chết cháy trên rẫy, người dân Kon Tum chặt bỏ làm củi. Ảnh: Minh Hoàng. |
Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng trong trường hợp cháy lớn xảy ra.
Nếu để cháy rừng lớn xảy ra, Chủ tịch các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước tỉnh.
Hiện tỉnh Kon Tum đã công bố thiên tai hạn hán trên địa bàn tỉnh với cấp độ rủi ro cấp 1. Nắng nóng hoành hành khiến 1.200 ha khô hạn, thiếu nước, trong đó có hơn 300 ha cây trồng khả năng mất trắng. Gần 4.000 giếng nước và nhiều công trình dẫn nước từ suối về bị khô kiệt.
Nắng hạn khiến lúa chết khô trên đồng, người dân Kon Tum bỏ mặc cho bò ăn. Ảnh: Minh Hoàng. |
Nhiều hộ dân chi từ vài chục đến hơn cả trăm triệu đồng thuê xe cơ giới, nhân công đào ao, khoan giếng nhưng không tìm thấy nguồn nước. Nắng nóng khiến lúa chết cháy trên đồng, cây cà phê chết khô trên rẫy.
Trước tình hình này, tỉnh Kon Tum khẩn cấp phân bổ 17,6 tỷ đồng (nguồn vốn Trung ương hỗ trợ) giúp người dân địa phương tập trung khắc phục hạn hán.
Ngoài ra, địa phương này còn chi 2 tỷ đồng ưu tiên đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng bị hạn hán, khắc phục thiếu đói giáp hạt...
Muốn Chính phủ báo cáo về hạn mặn trước Quốc hội
Tại phiên thảo luận tổ sáng 24/3, trưởng đoàn ĐBQH TP HCM cho biết đoàn thống nhất đề nghị Chính phủ dành thời gian của phiên thảo luận kinh tế - xã hội vào ngày 1/4 tới để báo cáo về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.