Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế thế giới 2016 trong mắt các lãnh đạo tại Davos

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chững lại là sự điều chỉnh hợp lý có vẻ như những bất ổn ngắn hạn đang bị chú ý quá nhiều.

Ảnh: Reuters

Sắc đỏ trên bảng điện tử của thị trường chứng khoán toàn cầu đang là một trong những chủ đề chính của các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2016 tại thị trấn Davos, Thụy Sĩ. Hiện tại, đó chưa phải là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính song cũng nhận được quan tâm.

Cuộc họp thường niên của WEF đang thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, từ những tác động của robot tới việc làm đến bất bình đẳng giới hay chỉ số MSCI World đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2013.

Nếu tình trạng này tiếp tục, mức giảm 9,9% trong chỉ số tháng 1 có thể là con số tồi tệ nhất kể từ năm 2009, thời điểm cuối cuộc khủng hoảng toàn cầu.

“Tôi không có ý nói rằng chúng ta không phải đối mặt với một số nguy cơ lớn, những thứ có khả năng tác động tới thị trường. Một trong số chúng là sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc”, John Veihmeyer, Chủ tịch toàn cầu của Tập đoàn kế toán KPMG, nói với Reuters.

Hôm 20/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một năm, về mức 3,4%, khi Trung Quốc công bố tốc độ phát triển kinh tế của nước này trong năm 2015, thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Trong khi Trung Quốc mất đà và giá dầu giảm mạnh, Ủy viên Kinh tế châu Âu Pierre Moscovici cho biết, ông cũng không tin một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế khác sẽ diễn ra. “Tôi không nghĩ khủng hoảng tài chính đang quay trở lại…nhưng chúng ta phải giải quyết một nhược điểm. Đó là sự lo lắng, đặc biệt về Trung Quốc – đất nước đang trải qua quá trình chuyển đổi khó khăn và không chắc chắn”, ông nói.

Dấu hiệu báo trước của các vấn đề

Tuy nhiên, một số lãnh đạo đang họp tại thị trấn Davos lại ít kỳ vọng vào năm 2016 sau khi năm này bắt đầu với một số khó khăn. 

“Thị trường bất ổn có thể là một dấu hiệu của một điều gì đó tồi tệ và không hợp lý. Tình hình hiện nay mang đến thông điệp: Sự lạc quan quá mức vốn đang lan rộng trong giới đầu tư đã sai”, Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế, nhận định.

Trong khi Moscovici tin rằng các ngân hàng trung ương của thế giới đều có phương pháp để phục hồi nền kinh tế toàn cầu sau nhiều năm lãi suất thấp kỷ lục và nới lỏng định lượng, Stiglitz cho rằng điều này không thuyết phục.

“Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, Brazil tăng lãi suất trong một thế giới ít triển vọng. Các ngân hàng trung ương thường bắt nhịp chậm hơn so với các thị trường”, Stiglit nói.

Roger Carr, chủ tịch của tập đoàn quốc phòng của Anh BAE Systems, cho biết, tương lai không tươi sáng.

“Cùng thời điểm này vào năm ngoái, tại Davos, môi trường lúc đó rất khác. Nó ít dễ xử lý hơn hiện tại. Vấn đề đó là người giàu và người nghèo, chứ không phải là chúng ta đang mất dần mọi thứ. Tình hình hiện tại thực sự bi quan”, ông nói.

Sự điều chỉnh hợp lý

Tuy nhiên, những người bên phía ngân hàng như cựu giám đốc điều hành của Barclays – Bob Diamond, cho biết, tốc độ tăng trưởng chững lại của Trung Quốc là một “sự điều chỉnh hợp lý”.

Diamond, người đang đầu tư tại châu Phi, cho hay, tình hình hiện nay không thể so sánh với quý IV của năm 2008 và đầu năm 2009, thứ mà ông mô tả là “sự điều chỉnh kinh tế sâu sắc nhất mà tôi từng thấy” khi nền kinh tế Mỹ và tây Âu phát triển.

Đồng tình với Diamond, giáo sư Ding Yuan, chuyên gia kinh tế của trường China Europe International Business tại thành phố Thượng Hải, nhận định, sẽ là sai lầm nếu coi sự mất giá của đồng nhân dân tệ và sự suy giảm của chỉ số Shanghai 300 là chỉ số về sức khoẻ của nền kinh tế Trung Quốc.

“Đó chỉ là biến động ngắn hạn… Mọi người đang tập trung vào nó quá nhiều. Chúng ta nên nhìn vào những năm tiếp theo, không phải là 2 tháng tới”, ông nói.

Đối với các giám đốc điều hành doanh nghiệp đang họp tại Davos, giá dầu vẫn là điều bí ẩn.

“Trong rất nhiều thị trường mà chúng tôi hoạt động, giá dầu rõ ràng là một yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế. Chúng tôi hy vọng các chính phủ có thể thích ứng với tình hình mới của giá dầu, liệu nó sẽ ở mức 30 USD một thùng hay thấp hoặc cao hơn. Ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra vào năm 2016?”, Jean-Yves Charlier, giám đốc điều hành tại Vimpelcom, nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm