Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế Nga khó gượng dậy từ xung đột với Ukraine

Ukraine sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn trong ngắn hạn bởi cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Trong khi kinh tế Nga trải qua thời kỳ trì trệ kéo dài sau thỏa thuận ngừng bắn.

Wall Street Journal đưa tin theo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ khiến nền kinh tế của 2 nước sụt giảm lần lượt 10% và 20% trong năm nay.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của EBRD, sau thỏa thuận ngừng bắn, nền kinh tế Nga sẽ trải qua thời kỳ trì trệ kéo dài, ngay cả khi các nước láng giềng đã phục hồi.

Trong ngắn hạn, Ukraine sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn bởi cơ sở hạ tầng vật chất bị phá hủy nặng nề. Nhưng Nga có thể đối mặt với những thách thức dài hạn, chẳng hạn tình trạng chảy máu chất xám và việc mất khả năng tiếp cận các công nghệ phương Tây (theo những lệnh trừng phạt hiện hành).

Thiet hai kinh te anh 1

Ukraine sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn bởi cơ sở hạ tầng vật chất bị thiệt hại nặng nề. Nhưng nền kinh tế Nga có thể khó phục hồi hơn. Ảnh: Reuters.

Ảnh hưởng nặng nề

Theo ước tính của EBRD, cuộc xung đột ảnh hưởng trực tiếp tới 60% sản lượng kinh tế hàng năm của Ukraine, 1/3 doanh nghiệp tại đất nước phải ngừng hoạt động. Tiêu thụ điện giảm 60% so với mức bình thường.

Với kịch bản Nga và Ukraine đạt thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 2 tháng tới, GDP của Ukraine có thể lao dốc 1/5 trong năm nay, so với ước tính tăng trưởng trước đó là 3,5%. Nhưng theo dự báo của EBRD, nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng 23% vào năm 2023 nếu nhận được các hỗ trợ tái thiết.

"Ngay cả với kịch bản lạc quan nhất, Ukraine cũng sẽ nghèo hơn nhiều, bởi các kho dự trữ đã bị tàn phá", nhà kinh tế trưởng Beata Javorcik của EBRD nhận định.

Thiet hai kinh te anh 2

Cuộc xung đột ảnh hưởng trực tiếp tới 60% sản lượng kinh tế hàng năm của Ukraine. Ảnh: Reuters.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ USD của Nga, đứng thứ 11 thế giới. Trước xung đột Nga - Ukraine, Nga xuất khẩu hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Các thương hiệu phương Tây hoạt động sôi nổi ở Nga, giới đầu tư cũng đổ tiền vào những doanh nghiệp nước này.

Nhưng giờ, một loạt lệnh trừng phạt từ phía phương Tây đã khiến các ngân hàng lớn nhất đất nước chao đảo. Những nhà băng chủ chốt của Nga bị cấm tham gia vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Nga cũng không thể nhập khẩu các công nghệ quan trọng.

“Sự gia tăng của những lệnh trừng phạt từ phương Tây, các điều kiện tài chính bị thắt chặt và viễn cảnh khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng sẽ khiến nền kinh tế Nga lao dốc mạnh trong năm nay”, ông Liam Peach - nhà kinh tế tại Capital Economics - cảnh báo.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban lệnh cấm nhập khẩu dầu khí Nga. Anh và Liên minh châu Âu (EU) cũng cân nhắc các biện pháp tương tự nhằm trừng phạt Moscow. Điều này khiến dầu khí Nga trở nên khó bán. Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng đóng góp lớn vào doanh thu và ngân sách của Moscow.

Khó phục hồi

Theo ước tính của EBRD, các biệp pháp trừng phạt nghiêm khắc sẽ khiến nền kinh tế Nga lao dốc 10% trong năm nay. Dự báo tăng trưởng kinh tế trước đó là 3%. Đáng nói, khác với Ukraine, nền kinh tế Nga khó có thể phục hồi nhanh chóng trong năm 2023.

"Đầu tư sẽ lao dốc, thương mại quốc tế sụt giảm, Nga không còn hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu như trước. Cùng với đó là việc ngày càng nhiều người rời khỏi Nga, dẫn đến tăng trưởng năng suất trong dài hạn thấp hơn", bà Javorcik dự báo.

Vị chuyên gia tại EBRD cho rằng các lực cản vẫn sẽ đè nặng lên tăng trưởng kinh tế của Nga, ngay cả khi những lệnh trừng phạt hiện hành đã được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận hòa bình.

Đầu tư sẽ lao dốc, thương mại quốc tế sụt giảm, Nga không còn hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu như trước. Cùng với đó là việc ngày càng nhiều người rời khỏi Nga, dẫn đến tăng trưởng năng suất trong dài hạn thấp hơn

Nhà kinh tế trưởng Beata Javorcik của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu

"Tôi cho rằng những ảnh hưởng tiêu cực sẽ vượt ra ngoài các lệnh trừng phạt", bà cảnh báo. Viễn cảnh nền kinh tế Nga suy yếu sẽ là tin xấu đối với những quốc gia Trung Á, vốn có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Moscow.

Theo ước tính của EBRD, tiền do người làm việc tại Nga gửi về nước chiếm từ 5% đến 30% sản lượng kinh tế hàng năm ở Armenia, Cộng hòa Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Những quốc gia trong khu vực cũng phụ thuộc vào các ngân hàng Nga. Phần lớn giao dịch thương mại của họ với những nước khác được chuyển qua Nga.

"Các nước này sẽ cần tái định hướng dòng chảy thương mại. Không chỉ bởi Nga nghèo hơn, sức mua giảm đi, mà còn để tiếp cận những thị trường khác", bà Javorcik bình luận.

EBRD đã hạ dự báo tăng trưởng cho hầu hết quốc gia mà họ đầu tư ngoài Ukraine, trải dài khắp Bắc Phi, Trung Á, Caucasus, Trung và Đông Âu. Các trường hợp ngoại lệ là Azerbaijan và Turkmenistan, cả 2 đều là những nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn.

Mỹ có thể giúp châu Âu giải quyết cú sốc dầu khí?

Nguồn cung LNG từ Mỹ khó có thể ngay lập tức thay thế lượng khí đốt châu Âu nhập khẩu của Nga. Nhưng đây là một khởi đầu thuận lợi, giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam

Xung đột Nga - Ukraine có thể tác động gián tiếp và trực tiếp tới kinh tế Việt Nam. Nhưng nền kinh tế vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng cao nhất khu vực trong năm 2022.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm