Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế lao đao buộc Nhật Bản và Hàn Quốc hòa hoãn

Hai nước xác nhận sẽ tổ chức cuộc đàm phán thương mại trong tháng 12 này để giải quyết các vấn đề liên quan kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu song phương.

Theo CNBC, chính quyền Seoul tuyên bố Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao trong tháng 12 này. Đây là dấu hiệu “tan băng” trong quan hệ thương mại giữa hai nước sau quãng thời gian căng thẳng vừa qua.

Waqas Adenwala, nhà phân tích kinh tế khu vực châu Á tại The Economist Intelligence Unit nhận định mối quan hệ hai nước sẽ tiến triển tốt hơn.

Dấu hiệu nổi bật là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực tổ chức cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc tại Thành Đô, Trung Quốc vừa rồi.

cai thien quan he thuong mai nhat han anh 1
Người Hàn Quốc biểu tình chống lại các biện pháp trừng phạt thương mại của Nhật. Ảnh: Getty.

Reuters đưa tin Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc hôm 29/11 tuyên bố đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao với Nhật Bản vào tuần thứ ba trong tháng này.

Tranh chấp thương mại song phương bùng nổ hồi tháng 7 khi Nhật Bản thông qua các chính sách hạn chế xuất khẩu hóa chất trọng điểm sang Hàn Quốc. Đâ là lần đầu điên kể từ thời điểm đó, hai nước đồng ý thảo luận về vấn đề kiểm soát xuất khẩu.

Chuyên gia Jesper Koll, cố vấn cao cấp của WisdomTree Investments, nhận định tranh chấp mang tính lịch sử giữa hai nước khó có thể chấm dứt. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn đặt vấn đề thực dụng như kinh tế và thương mại lên trên hết.

Theo ông Koll, kế hoạch đàm phán hai nước đã cho thấy tự do thương mại vẫn là nền tảng tốt nhất cho sự thịnh vượng chung, không chỉ ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, mà đây là nền tảng chung trên khắp khắp châu Á và thế giới.

 Trước đó, căng thẳng thương mại hai nước leo lên đỉnh điểm khi hai nước loại nhau khỏi danh sách trắng các nước được hưởng ưu đãi thương mại. Hàn Quốc còn đe dọa hủy bỏ hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật.

Scott Seaman, giám đốc tư vấn chính sách châu Á, nhận định: “Một thỏa thuận sẽ khôi phục quan hệ thương mại hai nước về trạng thái trước khi bùng nổ tranh chấp. Tuy nhiên các mâu thuẫn sẵn có vẫn sẽ âm ỉ và có thể bùng nổ vào năm 2020”.

Thực tế, tranh chấp giữa hai bên có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trong khu vực. Hiện tại, thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo có thể chưa bị tổn hại, nhưng chưa chắc Tổng thống Moon sẽ không từ bỏ lá bài này.

Mặt khác, để kiềm chế Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ hơn. Do đó, nguy cơ quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế châu Á sụp đổ là khó có thể xảy ra.

cai thien quan he thuong mai nhat han anh 2

Đại diện thương mại 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Thành Đô, Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Đối với Nhật Bản, chuyên gia Koll thuộc Wisdomtree cho rằng thiên tai, thuế tăng và nhu cầu thế giới suy giảm, đặc biệt là nhu cầu về xe hơi, là mối đe dọa với nền kinh tế.

“Các số liệu kinh tế suy yếu trong tháng 10 của Nhật Bản là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là do thuế tiêu thụ gia tăng”, ông Koll cho biết.

Theo báo cáo, thuế tiêu thụ Nhật Bản tăng mạnh từ 8% lên 10% vào ngày 1/10 trên hầu hết loại hàng hóa, dẫn đến tiêu dùng nước này lao dốc. Điều này khiến hoạt động sản xuất và công nghiệp đình đốn, thu hẹp quy mô.

Goohoon Kwon, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á thuộc Goldman Sachs cho biết “các chỉ số đang chỉ ra rằng mọi mặt (ở Hàn Quốc) đều đang chạm đáy”.

Ông Kwon cho rằng khi Mỹ - Trung “đình chiến”, các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu như Hàn Quốc có cơ hội phục hồi. Nhưng tăng trưởng khó có thể phục hồi mạnh ít nhất cho đến quý II năm sau.

Siêu thị Nhật bắt nữ nhân viên đeo 'huy hiệu kinh nguyệt' ngày đèn đỏ

Một siêu thị tại Nhật Bản yêu cầu các nữ nhân viên đeo "huy hiệu kinh nguyệt" trong những ngày đèn đỏ và lập tức đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội.

 

An Chi

Bạn có thể quan tâm