Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh doanh sự lãng mạn

Đằng sau sự gia tăng đáng kinh ngạc của văn học lãng mạn LGBTQ+ là hoạt động xuất bản sách truyền thống theo chiến lược bom tấn.

Trước đây, tiểu thuyết lãng mạn của các nhà xuất bản lớn ở Mỹ chỉ viết về những cặp khác giới. Ngày nay, năm nhà xuất bản lớn nhất nước Mỹ, bao gồm Hachette, HarperCollins, Macmillan, Penguin Random House và Simon & Schuster, đã thường xuyên phát hành truyện tình đồng giới.

Doanh số văn học lãng mạn LGBTQ+ gia tăng đáng kinh ngạc

Từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023, doanh số bán truyện lãng mạn LGBTQ+ đã tăng 40%, với bước nhảy vọt lớn nhất tiếp theo trong giai đoạn này xảy ra ở mảng tiểu thuyết dành cho người lớn nói chung, (bình thường chỉ tăng 17%).

Theo dữ liệu năm 2023 thì sự bùng nổ bắt đầu vào năm 2016: Trong 5 năm từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 5 năm 2021, doanh số thị trường lãng mạn LGBTQ+ đã tăng đáng kinh ngạc 740% .

Nhiều người bắt đầu xem đây là dấu hiệu của thời đại. Rốt cuộc, các cặp đồng giới đã bắt đầu xuất hiện trong các chương trình truyền hình, quảng cáo và thậm chí cả phim Giáng sinh gia đình.

Sẽ không ngạc nhiên khi những cuốn sách tiểu thuyết lãng mạn lịch sử đồng giới cũng lọt vào danh sách bán chạy nhất.

Sự gia tăng thị phần dành cho văn học tình cảm lãng mạn LGBTQ+ là xu hướng tất yếu. Giờ đây, các biên tập viên và các nhà xuất bản sách lớn nhất nước Mỹ bắt đầu xem truyện lãng mạn LGBTQ+ như một thị trường để kiếm lợi, và họ luôn tìm phương hướng điều chỉnh tiếp cận sau khi chứng kiến ​​thành công to lớn của sách điện tử LGBTQ+ được xuất bản độc lập.

bom tan,  van hoc lang man anh 1

Doanh số sách lãng mạn LGBTQ+ tăng đáng kinh ngạc. Ảnh: preen.

Ebook, sách bìa mềm lãng mạn phát triển

Hoạt động xuất bản sách, giống hầu hết ngành công nghiệp giải trí, theo truyền thống hoạt động theo chiến lược bom tấn: Các nhà xuất bản đầu tư số tiền khổng lồ vào việc mua lại bản quyền và quảng bá những cuốn sách chắc chắn sẽ bán chạy nhất.

Hiểu một cách đơn giản là sẽ hiệu quả hơn khi các nhà xuất bản theo đuổi mô hình kinh doanh “một-nhiều” - nghĩa là bán một cuốn sách cho khán giả đại chúng - hơn là mô hình kinh doanh “nhiều-nhiều”, bán nhiều loại sách hơn cho nhiều thị trường nhỏ.

Trong quá khứ, các nhà xuất bản vẫn cho rằng chuyện tình cảm đồng giới sẽ thu hút lượng độc giả tương đối nhỏ, thị trường dành cho loại sách này khá hạn chế, khiến loại sách này trở thành một khoản đầu tư rủi ro. Và kết quả là trong nhiều năm, các câu chuyện tình yêu LGBTQ+ chỉ được phát hành trên các báo chí đồng tính nam hoặc đồng tính nữ, với số lượng phát hành không lớn.

Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng năm 2010, việc xuất bản ebook lãng mạn kỹ thuật số từ các tác giả tự xuất bản, và cả từ các nhà xuất bản nhỏ đã trở nên nhộn nhịp hơn, các đầu sách bắt đầu đa dạng hơn. Các nhà xuất bản trong nhóm Big Five của Mỹ - (bao gồm Hachette, HarperCollins, Macmillan, Penguin Random House và Simon & Schuster) - bắt đầu manh nha chú ý đến xu hướng phát triển của dòng sách này.

Ban đầu, các nhà xuất bản lớn cố gắng lôi kéo các tác giả ebook lãng mạn tự xuất bản tham gia vào mô hình “bom tấn” bằng cách mua sách ebook của họ và phát hành bản sách giấy.

bom tan,  van hoc lang man anh 2

Hình ảnh trong phim 50 sắc thái.

50 sắc thái của E.L. James là một minh chứng cho thành công của mô hình này. Khởi đầu là tiểu thuyết viết trên mạng, tự xuất bản dưới dạng ebook, và in số lượng hạn chế phát hành dành cho độc giả có yêu cầu, cuối cùng 50 sắc thái được Vintage Books (Penguin) mua lại và xuất bản vào năm 2012, nó đứng đầu danh sách bán chạy nhất trên toàn thế giới, được dịch sang 52 thứ tiếng và lập kỷ lục là sách bìa mềm bán chạy nhất mọi thời đại ở Vương quốc Anh.

Nhưng với các tác giả truyện lãng mạn LGBTQ+, bài toán kinh tế của xuất bản truyền thống có vẻ khó nhằn. Chi phí sản xuất cao, số lượng in lớn và lịch sản xuất kéo dài hàng năm đơn giản là không hiệu quả đối với những cuốn sách hướng đến phân khúc độc giả nhỏ.

Độc giả dòng lãng mạn LGBTQ+ bắt đầu từ bỏ sách bìa mềm trên thị trường đại chúng để đến với ebook vì ở đó có nhiều câu chuyện hơn, mới mẻ hơn, rộng lớn hơn, các biên tập viên lãng mạn tại các nhà xuất bản vừa và lớn nhận ra rằng họ cần phải thích nghi với thị trường biến động này.

Giờ đây, các nhà xuất bản bắt đầu theo đuổi chiến lược cắt giảm chi phí sản xuất, chỉ xuất bản sách điện tử và trả cho tác giả mức tiền bản quyền cao hơn nhưng không trả trước. Chiến lược cắt giảm chi phí đã hoạt động hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ xuất bản để đáp ứng nhu cầu của các tác giả lẫn độc giả.

Nhưng quan trọng là truyện lãng mạn LGBTQ+ vẫn chỉ chiếm 4% thị trường truyện lãng mạn in. Các nhà xuất bản Big Five vẫn tuân thủ chiến lược bom tấn. Tuy nhiên, những thay đổi về cấu trúc xuất bản mà họ đã thực hiện và để lại dấu ấn cho dòng sách lãng mạn LGBTQ+ đã thúc đẩy sự phát triển của những câu chuyện tình yêu đa dạng.

Lá thư của mẹ khi biết con là gay

Sau đây là lá thứ của mẹ Masashi (55 tuổi) gửi con trai mình sau khi hay tin con là người thuộc cộng đồng LGBT.

Chê sách queer có phải là kỳ thị

Trong buổi thảo luận “Queer Writing/Writing Queer” tại Viện Goethe tối 14/5, các diễn giả đã bàn luận về cách đánh giá tính văn chương trong các tác phẩm LGBT một cách bình đẳng.

Tác giả phẫn nộ khi truyện tranh về LGBT bị rút khỏi thư viện Mỹ

Tác giả cuốn “Prince & Knight” đã đáp trả mạnh mẽ việc một thư viện ở West Virginia, Mỹ rút cuốn truyện tranh thiếu nhi này khỏi kệ sách.

Phan Anh

Bạn có thể quan tâm