Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh doanh hàng thủ công truyền thống ‘lột xác’ nhờ công nghệ

Thay vì ngồi yên chờ đợi khách hàng đến, nhiều doanh nghiệp truyền thống đã “thay da đổi thịt" nhờ chuyển đổi số, kích thích mua sắm thông qua nền tảng công nghệ mới.

Theo Statista, Việt Nam có khoảng 61,3 triệu smartphone đang được sử dụng và nằm trong mười quốc gia có số lượng smartphone cao nhất thế giới. Cùng tốc độ phủ sóng rộng khắp của thiết bị thông minh và thói quen tiêu dùng thay đổi, công nghệ đã giúp nhiều ngành kinh doanh sản phẩm truyền thống bứt phá về mọi mặt.

Công nghệ mang lại nhiều lợi ích

Lợi ích mà công nghệ nói chung và các nền tảng số nói riêng mang đến cho doanh nghiệp như tiết kiệm thời gian tư vấn, thực hiện bán hàng trên nhiều thiết bị mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, một hộ làm nghề thủ công truyền thống áp dụng công nghệ có thể sở hữu tiện ích giống cửa hàng hiện đại như thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử, quản lý nguồn hàng, cân đối thu chi.

J&T Express anh 1

Doanh nghiệp quản lý đơn hàng hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ.

Chỉ cần vài thao tác trên các nền tảng số như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, người bán có thể quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế, xử lý hàng trăm đơn hàng cùng một lúc, nhanh chóng tìm đơn vị vận chuyển phù hợp và hoàn thành quá trình giao nhận mà không để khách chờ đợi lâu.

Có sở thích sưu tầm món đồ thủ công truyền thống, Thùy An (Hà Nội) dễ dàng tìm mua các mặt hàng này qua Facebook, Tiktok hay Shopee: “Là người tương đối bận rộn, tôi ít khi mua trực tiếp tại các cửa hàng, siêu thị phân phối đồ thủ công. Trong khi đó, trải nghiệm mua hàng online đang ngày càng đơn giản, thuận tiện với đa dạng mặt hàng, mẫu mã để lựa chọn. Việc thanh toán và vận chuyển cũng đảm bảo an toàn, nhanh chóng”.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp thủ công hay làng nghề truyền thống nào cũng “đón đầu” được xu thế chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh thành công. Đơn cử, tại Thừa Thiên - Huế, nhiều doanh nghiệp thủ công lâu đời nỗ lực quảng bá thương hiệu làng nghề thông qua các hoạt động xúc tiến truyền thống như festival nhưng chưa đạt hiệu quả bứt phá. Đa phần hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều điều kiện tiếp cận công nghệ để thúc đẩy giao thương.

J&T Express anh 2

Ứng dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh mang lại trải nghiệm thuận tiện, thông minh.

Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên - Huế (Huế IDS) nhận định: “Địa phương sở hữu các làng nghề phong phú, đa dạng, nhưng mô hình sản xuất và phần lớn sản phẩm vận hành theo cách thức truyền thống. Các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc thiết lập kênh bán hàng online, thiếu nhân sự chuyên trách, cũng như không nắm chiến lược truyền thông và marketing trên kênh online”.

Tìm cách chuyển đổi số, thích ứng xu thế thị trường

Sau 8 kỳ tổ chức, festival nghề truyền thống Huế 2023 sẽ diễn ra với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”. Đây được xem là cơ hội lớn để các doanh nghiệp, làng nghề thủ công tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến du khách, qua đó giữ gìn và tôn vinh giá trị nghề truyền thống.

Trước thềm sự kiện quan trọng này, chính quyền địa phương cùng các đơn vị hỗ trợ đều nhận thấy vấn đề cấp thiết là phải tiến hành chuyển đổi số, tối ưu công nghệ trong kinh doanh làng nghề, hộ sản xuất vừa và nhỏ để tồn tại, thích ứng giữa thị trường ngày một cạnh tranh. Hội thảo “Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số” là một trong những hoạt động cụ thể để doanh nghiệp, làng nghề truyền thống cùng tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm cơ hội trong kỷ nguyên số.

Được đồng tổ chức bởi thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express và UBND thành phố Huế, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 29/4, tập trung phân tích những mô hình kinh doanh hàng thủ công truyền thống “lột xác” nhờ áp dụng công nghệ hay bí kíp chuyển đổi số.

Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc chiến lược J&T Express Việt Nam; ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện Tiktok Việt Nam; ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê; ông Lê Việt Cường - nhà sáng lập Vụn Art cùng hàng trăm SME, hộ kinh doanh cá thể, làng nghề truyền thống tại Huế và vùng lân cận.

Tại hội thảo, ông Lê Việt Cường - nhà sáng lập Vụn Art - sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm xoay quanh việc áp dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh thủ công, chiến lược giúp Vụn Art thành công trong việc xây dựng thương hiệu cũng như tăng trưởng về doanh số.

J&T Express anh 3

Đội ngũ vận chuyển J&T Express luôn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng nhờ áp dụng giải pháp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, giải pháp vận chuyển ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu đặc thù của sản phẩm thủ công truyền thống từ J&T Express sẽ được ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc chiến lược J&T Express Việt Nam - giới thiệu và tư vấn. Với sự đầu tư lớn vào công nghệ trong quá trình vận chuyển, nền tảng giao nhận của J&T Express vận hành ổn định, mượt mà với trải nghiệm thuận tiện, thông minh cho cả người mua lẫn người bán. Qua đó, J&T Express hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh theo xu hướng bùng nổ của ngành thương mại điện tử hiện nay.

Hảo An

Bạn có thể quan tâm