Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiểu ăn nào sẽ gây béo?

So với việc một ngày ăn ba bữa và ăn vào những giờ cố định thì ăn khi nào ta thèm ăn sẽ không bị béo. Nếu ai không làm được điều này thì hãy giảm bớt phần cơm của một bữa ăn.

“Gần đây mình béo lên…”.

“Đến lúc phải ăn kiêng một cách bài bản rồi…”.

Trong số các bạn, chắc hẳn cũng có nhiều người đang lo lắng về vấn đề béo phì.

Trong những bệnh liên quan đến béo phì thì ngoài ba triệu chứng được cho là “Hội chứng chuyển hóa” gồm rối loạn chất béo (mỡ máu cao), huyết áp cao, đường huyết cao, còn có các bệnh là hệ quả của các bệnh trên như: tiểu đường, bệnh thận hay xơ vữa động mạch…

Hơn nữa, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch còn là nguyên do của nhiều bệnh như nhồi máu não, xuất huyết máu não, nhồi máu cơ tim, chứng đau thắt ngực, axit uric máu cao, bệnh gút, gan nhiễm mỡ, viêm tụy…

Theo kết quả điều tra của bộ Y tế, Lao động và Xã hội, nguyên nhân tử vong số một Nhật Bản năm 2013 đang là ung thư, vị trí số hai là bệnh tim (nhồi máu cơ tim hay chứng đau thắt ngực), và vị trí thứ tư là tai biến mạch máu não (nhồi máu não hay xuất huyết não). Do vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về việc béo phì có liên kết trực tiếp đến cái chết. Chúng ta cần nỗ lực phòng tránh và cải thiện một cách tích cực.

Vì vậy, việc quan trọng là cần phải điều chỉnh lại các thói quen ăn uống.

Vậy thì, thực tế, một thói quen ăn uống tốt là như thế nào?

Ví dụ, một trong hai thói quen ăn uống dưới đây, theo các bạn thói quen nào thì tốt?

(1). Ngày ba bữa sáng, trưa, tối và ăn vào một khung giờ cố định.

(2). Ăn khi cảm thấy đói và không quy định giờ ăn.

Thế nào rồi ạ? Mới nhìn qua thì (1) có vẻ tốt. Tuy nhiên, thực tế thì so với (1), (2) mới hoàn toàn là thói quen ăn uống tốt.

Vậy thì (1) không tốt ở đâu?

Có hai vấn đề: “việc quyết định ngày ăn ba bữa” và “việc hàng ngày ăn vào giờ đã được quy định”. Vấn đề này nếu so sánh với các động vật hoang dã thì bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn.

Nhung ngo nhan vi suc khoe anh 1

So với việc một ngày ăn ba bữa và ăn vào những giờ cố định thì ăn khi nào ta muốn ăn sẽ không bị béo. Nguồn: viewerdigest.

Trong thế giới hoang dã, không có các động vật béo phì.

Hầu hết chúng không hề có chuyện quyết định ngày 3 bữa sáng, trưa, tối và giờ ăn, chúng cũng không ăn mồi cho đến khi bụng đói.

Chỉ thị “hãy thực hiện hành động ăn” từ não sẽ xuất hiện khi năng lượng trong cơ thể được tiêu hao và đến lúc cần thiết phải nạp thức ăn.

Lúc đó, khi đã ăn xong lượng thức ăn cần thiết, chúng sẽ kiên quyết dừng bữa ăn, vì vậy mà không trở nên béo phì. Không có chuyện như con người chúng ta, vì đến giờ ăn trưa rồi nên phải ăn thôi hay vì tiếc nên cố ăn thêm chút nữa.

Nói tóm lại, điều quan trọng chính là tạo một thói quen ăn uống: khi chúng ta đói thì hãy ăn đến khi cảm thấy thỏa mãn và khi cơn đói qua đi thì hãy đặt đũa xuống.

Một khi chúng ta thực hiện được như vậy thì tự khắc sẽ duy trì được một hình thể lý tưởng đối với mỗi người, là người thể trạng béo thì sẽ béo một cách vừa phải và người thể trạng gầy thì cũng gầy một cách thích hợp, và sẽ đảm bảo được một cơ thể khỏe mạnh.

+ “Hãy ăn các nguyên liệu tốt cho cơ thể” là một cách nghĩ không đúng đắn.

Ăn gì cũng là một trong những điểm mấu chốt.

Mấu chốt để chọn nguyên liệu hay gia vị không phải là chuyện tốt hay không tốt cho sức khỏe mà hãy lấy việc bạn có thấy ngon hay không làm tiêu chuẩn.

Hãy hướng tới cách ăn mà chúng ta có thể thốt ra một cách tự nhiên rằng “Ôi, ngon tuyệt! Xin cảm ơn!”.

Nếu cơ thể thiếu chất béo hay chất đạm thì ăn các món thịt sẽ thấy ngon, nếu chế độ ăn uống thiếu rau kéo dài thì lúc này vừa nhìn thấy thịt đã cảm thấy ngán, chỉ muốn thưởng thức rau xào hay salad cho thật đã, và đó chính là sự thèm ăn lành mạnh và là bằng chứng cho việc não chúng ta đang hoạt động bình thường.

Ngay cả những đồ ăn nhiều dầu mỡ hay vị hơi đậm, nếu lúc đó ta thèm ăn có nghĩa đó là yêu cầu của cơ thể để duy trì sức khỏe.

Các ràng buộc như “Phải ăn các nguyên liệu tốt cho sức khỏe”, thậm chí còn làm cản trở nhu cầu của cơ thể và là một định kiến thiếu lành mạnh.

Nếu trung tâm cảm giác no bụng và đói bụng của não bộ hoạt động bình thường thì não sẽ tự phán đoán lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể của bạn. Và một trong những nhân tố để duy trì được chức năng này của não chính là việc chúng ta ăn một cách vui vẻ những thức ăn mà ta cảm thấy ngon.

+ Một ngày hãy có một bữa không ăn cơm trắng.

Tuy nhiên, đối với những người đang có gia đình hay đang công tác mà chỉ khi đói bụng mới làm những món mình muốn để ăn thì có lẽ hơi khó khăn. Những bạn này hãy làm một điều tối thiểu là trong ba bữa ăn của một ngày, hãy có một bữa không ăn cơm.

Người Nhật ngày nay ngay cả một bữa ăn thông thường cũng có khuynh hướng ăn quá nhiều. Nếu cứ tiếp tục ngày ba bữa ăn có cơm và đủ thứ thức ăn thì chẳng mấy chốc bạn sẽ gặp phải nguy cơ béo phì.

Để phòng tránh điều này chúng ta chỉ còn cách giảm bớt một bữa có cơm. Cũng có thể có những bạn nghĩ rằng “Chỉ giảm bớt phần cơm trắng của một bữa thì có ý nghĩa gì?”, nhưng không phải vậy đâu.

Theo “Tiêu chuẩn hấp thu thức ăn của người Nhật” (năm 2015) của bộ Y tế, Lao động và Xã hội thì lượng năng lượng cần thiết trong một ngày cho một người với hoạt động của cơ thể ở mức bình thường là khoảng 2650 kcal đối với nam giới trưởng thành (18-49 tuổi), và 1950-2000 kcal đối với nữ giới trưởng thành (18-49 tuổi).

So với chỉ số trên thì một bát cơm tương đương với lượng năng lượng là 250-300 kcal, vì vậy mà hoàn toàn có thể giới hạn được lượng calo.

Và chỉ số béo phì được thể hiện bằng chỉ số BMI.

Chỉ số BMI được tính bằng công thức {thể trọng (kg) ÷ [chiều cao (m) × chiều cao (m)]}. Những người có chỉ số này là 25 trở lên sẽ thành béo phì, còn nếu 25 trở xuống thì không cần thiết phải ăn kiêng.

Có những người nhầm lẫn là mình đang bị béo phì nên chúng ta hãy quản lý chặt chẽ dựa theo chỉ số BMI này.

Toshio Akitsu / Quảng Văn Books & NXB Phụ nữ

SÁCH HAY