Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiếm 1.500 USD/ngày nghỉ lễ nhờ vớt điện thoại rơi xuống hồ

Một thợ lặn Trung Quốc trung bình kiếm được khoảng 4.400 USD mỗi tháng nhờ công việc tìm và lấy lại những vật có giá trị mà du khách đánh rơi xuống nước khi đến Tây Hồ.

Dịch vụ tìm lại những món đồ bị mất tại một hồ nước nổi tiếng gây tranh cãi ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP/ Baidu.

Nhiều khách du lịch bị mất đồ ở Tây Hồ, gần Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đến nỗi những người dân địa phương như Huang Yiyong (40 tuổi) đã biến việc tìm đồ thành công việc toàn thời gian, South China Morning Post đưa tin.

Huang cho biết anh kiếm được khoảng 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1.500 USD) mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày gần đây, khi 3 triệu người đổ xô đến Tây Hồ, theo hãng truyền thông địa phương Chao News.

“Nếu tôi có thể vớt nó từ hồ trong vòng 20 phút, tôi sẽ tính phí 1.500 nhân dân tệ (220 USD)”, Huang nói.

“Nhưng nếu khu vực khó tiếp cận hoặc quy trình hơi phức tạp, tôi sẽ tính phí 1.800-2.000 nhân dân tệ (khoảng 260-290 USD). Và nếu tôi không tìm thấy món đồ đó, giá chỉ là 700 nhân dân tệ (hơn 101 USD)”, anh cho biết thêm.

Hầu hết món đồ được yêu cầu lấy là điện thoại di động.

Huang cho hay đây là công việc mạo hiểm, đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp và đầu tư lớn vào thiết bị - điều xứng đáng với mức phí của anh. Đồng thời, anh cho biết thêm tỷ lệ thành công của anh là 90%.

Huang chia sẻ bình thường anh nhận được khoảng 2-3 đơn đặt hàng mỗi ngày, nhưng con số này tăng gấp đôi vào giai đoạn du lịch cao điểm như kỳ nghỉ lễ tháng 5 gần đây.

cong viec o Trung Quoc anh 1

Thợ lặn địa phương Huang Yiyong trả lại chiếc điện thoại bị rơi xuống hồ cho một người phụ nữ đang đợi trên bờ. Ảnh: Baidu.

Tây Hồ tương đối nông, với điểm sâu nhất chỉ 5 m và độ sâu trung bình là 2,3 m, trong khi các mép bờ thường sâu chưa đến một mét.

Huang cho biết đây là nơi mà hầu hết du khách bị mất đồ.

Anh cho hay một phụ nữ đã trả cho anh 1.200 nhân dân tệ (hơn 173 USD) để tìm và lấy lại điện thoại di động, sau khi cô làm rơi nó xuống hồ khi đang đứng trên bờ trong kỳ nghỉ gần đây.

Huang chia sẻ anh tính giá thấp hơn nếu không cần mặc quần áo lặn hay sử dụng bất cứ thiết bị nào mà chỉ cần nằm sấp trên bờ và thò tay xuống nước để tìm món đồ.

"Bạn thật may mắn!", Huang nói với cô gái mất đồ sau đó.

“Tôi phải chi tiền. Tôi đã cố gắng, nhưng tôi không thể với tới nó”, người phụ nữ nhẹ nhõm nói với Chao News.

Huang cho biết anh kiếm được trung bình khoảng 30.000 nhân dân tệ (4.400 USD) mỗi tháng. Khoản này giúp anh trang trải để nuôi 5 đứa con, 4 trong số đó vẫn đang đi học và đứa nhỏ nhất mới một tuổi.

“Vợ và các con tôi đều sống ở quê, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc. Tôi cần gửi cho họ ít nhất 10.000 nhân dân tệ (hơn 1.447 USD) mỗi tháng”, anh nói. “Tôi phải làm việc chăm chỉ vì gia đình mình!”.

Câu chuyện trên đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng về những công việc như của anh Huang.

“Tôi cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của anh ấy. Lặn là công việc nguy hiểm. Tầm nhìn trong hồ thấp và có nhiều cỏ dại. Thật khó để đối phó với các trường hợp khẩn cấp”, một người bình luận.

“Nếu một bên sẵn sàng trả tiền và bên kia sẵn sàng cung cấp dịch vụ này, thì không có vấn đề gì với ngành này”, người khác nói.

Hôm 3/5,Văn phòng Quản lý Tây Hồ cho biết có sẵn gậy dài cho khách du lịch sử dụng để lấy đồ bị mất từ ​​​​hồ và nhân viên cũng có thể hỗ trợ miễn phí.

Cơ quan này thông tin thêm nhân viên của họ đã giúp 30 người lấy lại điện thoại di động trong kỳ nghỉ gần đây.

Những cuốn sách để hiểu về Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về Trung Quốc - một trong những cường quốc châu Á và đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Du lịch Trung Quốc phục hồi hoàn toàn trong dịp lễ 1/5

Dữ liệu chính phủ Trung Quốc công bố ngày 3/5 cho thấy hoạt động kinh doanh du lịch của nước này trong kỳ nghỉ Quốc tế Lao động 1/5 đã phục hồi trở lại mức trước Covid-19.

Người Trung Quốc tranh cãi vì tên ga tàu tiếng Anh ở Bắc Kinh

Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã gây tranh cãi khi liên tục thay đổi cách viết tên ga tàu điện ngầm giữa bính âm tiếng Trung và phiên bản tiếng Anh.

Minh An

Bạn có thể quan tâm