Đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tại 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình vừa được UBND Hà Nội phê duyệt và được công bố tại hội nghị diễn ra sáng 22/3. |
Việc hoàn thiện và phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tỷ lệ 1/2.000 tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đông Anh và Hai Bà Trưng là một trong những nội dung quan trọng được Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo và giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố hoàn thiện trong tháng 3. |
Ký hiệu quy hoạch các phân khu này là H1-1 (A, B, C) thuộc quận Hoàn Kiếm, H1-2 thuộc quận Ba Đình, H1-3 thuộc quận Đống Đa, H1-4 thuộc quận Hai Bà Trưng. Tổng diện tích đất triển khai 6 đồ án là hơn 2.700 ha với khoảng 887.400 người. Một trong những mục tiêu quan trọng của quy hoạch là thực hiện giãn dân khu vực đô thị lõi, giảm khoảng 215.000 người và duy trì dân số trong khoảng 670.000 người từ năm 2030 đến 2050. |
Bản đồ chi tiết phân khu H1-1 (A, B, C) thuộc quận Hoàn Kiếm. Theo đó, khu vực H1-1A có diện tích 80,93 ha gồm 10 phường, H1-1B có diện tích 63,72 ha gồm 6 phường; H1-1C có diện tích 202,80 ha gồm 11 phường. |
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trên toàn bộ khu vực quận Hoàn Kiếm. |
Theo ông Nguyễn Đức Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đồ án gồm 6 phân khu. Đây là nhóm đô thị cuối cùng của đô thị lịch sử được phê duyệt trong tổng thể quy hoạch chung thủ đô với tổng diện tích 26,92 km2, dân số gần 900.000 người. |
Các phân khu đô thị này từ lâu mang lại giá trị kinh tế cao cho TP, các quận và nhân dân khu vực, nhưng còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển chưa hoàn chỉnh, diện tích mới đạt 14%, được một nửa so với tiêu chuẩn. |
Viện Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết các nội dung đồ án được xây dựng đảm bảo đúng quy chuẩn, chi tiết đến từng ô phố, đã lấy ý kiến cộng đồng dân cư, UBND các quận, phường. |
Các công trình ở phố cổ được phép cao đến 4 tầng (tối đa 16 m). Với khu phố cũ, nhà được phép xây từ 4 đến 6 tầng (tối đa cao 22 m). Các khu vực hạn chế phát triển còn lại được xây nhà cao đến 7 tầng (tối đa 25 m). |
Quy hoạch phân khu đô thị quận Ba Đình (thành phố Hà Nội). Đây là khu vực nghiên cứu phân khu đô thị nằm trong khu vực nội đô lịch sử với quy mô khoảng 703,93 ha. |
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn, người trực tiếp chỉ đạo công tác lập đồ án, cho rằng sau gần 10 năm quy hoạch này mới được phê duyệt, đảm bảo đúng quy định. "TP tin tưởng các quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở cho việc quản lý, chỉnh trang, phát triển đô thị nội đô lịch sử, đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, bền vững", ông Tuấn nói. |
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị ở quận Đống Đa với quy mô 994 ha và dân số gồm 255.000 người. Để thực hiện đồ án quy hoạch được hiệu quả, ông Dương Đức Tuấn giao Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát các quy định để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với các đồ án phân khu đô thị đã được phê duyệt và các quy định của luật. UBND TP giao các sở, đơn vị liên quan, UBND các quận thuộc đồ án xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai theo lĩnh vực phân công, phụ trách trong thực hiện đồ án này. |
Quận Đống Đa được định hướng quy hoạch theo hướng bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kiến trúc, cải tạo nâng cấp hệ thống công trình hiện có: Phát triển dịch vụ thương mại; cải tạo các khu chung cư cũ; phát triển giao thông công cộng, đường sắt đô thị; cải tạo sông Tô Lịch.... |
Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tập trung nâng cấp về giao thông phát triển dịch vụ thương mại; bổ sung không gian cây xanh, kiểm soát tầng cao theo hướng thấp tầng và trung tầng; tăng cường thiết kế đô thị, chỉnh trang đường phố, không gian công cộng. |
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị ở quận Hai Bà Trưng với quy mô 6.444 ha và dân số gồm 157.00 người. |
Quận Hai Bà Trưng là khu vực hạn chế phát triển trong nội đô lịch sử. Được quy hoạch kiểm soát dân số theo hướng giảm, phát triển giao thông công cộng, đường sắt đô thị. Cải tạo các khu tập thể cũ theo hướng không tăng dân số, giãn dân kết hợp hiểm soát mật độ xây dựng, tầng cao hợp lý. |
Ý tưởng quy hoạch gồm: Lập phương án kiểm soát, phân bố dân cư, xác lập chỉ tiêu cho từng loại đất ở, đặc biệt là khu vực làng xóm đô thị hóa; cải tạo và phát triển hệ thống trung tâm thương mại cùng với sự hình thành các tuyến đường sắt đô thị số 2 và số 3; tăng cường thiết kế đô thị, chỉnh trang đường phố, không gian công cộng. |